Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chuối Trở Thành Tỉ Phú

Trồng Chuối Trở Thành Tỉ Phú
Ngày đăng: 19/06/2012

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế, Hồ Văn Quân trở lại ngay chính quê hương ở xã Hồng Thủy (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) để trồng rừng và trồng chuối. Bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

“Đất đai Hồng Thủy rất phù hợp với cây chuối. Vì thế mà dọc theo các đồi núi ở đây, chuối rừng luôn xanh tốt. Ban đầu vì không có vốn liếng, nên tôi chỉ trồng tại vườn với quy mô nhỏ, nhưng tôi luôn hy vọng khi có chút tiền sẽ đầu tư trồng nhiều hơn. Tuy nhiên, vụ đầu tiên mình hầu như mất trắng do thiên tai. Nhiều người trong bản cười chê”, Quân tâm sự.

Năm 2009, khi rừng chuối đang chuẩn bị trổ hoa để cho thu hoạch vụ đầu thì điều không may xảy ra. Cơn bão số 9 đã khiến rừng chuối của Quân sạt lở một nửa, nửa còn lại bị ảnh hưởng nặng. Một năm chăm bón coi như mất trắng. Không nản lòng, được sự giúp đỡ của dự án, Quân đã vực lại rừng chuối xanh tốt. Công sức của Quân bước đầu có thành quả, vụ đầu tiên Quân thu được hơn 20 triệu đồng.

Ngày cật lực với rừng chuối, đêm về Quân mò mẫm lên mạng để tìm hiểu thêm nhiều kỹ thuật trồng trọt. Từ kiến thức học được cộng với kinh nghiệm thực tiễn, Quân đã áp dụng vào mô hình trồng chuối tiêu hồng hạn chế được nhiều loại sâu bệnh và cho năng suất cao khiến nhiều người kinh ngạc.

Từ những khó khăn bước đầu, đến nay, vườn chuối 10 ha của Quân mỗi năm cho thu hoạch khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, Quân còn có trên 100 ha rừng keo lai và tràm đang thời kỳ thu hoạch, trị giá hơn 4 tỉ đồng, đây là một tài sản lớn mà bất cứ người trẻ nào cũng mơ ước.

“Hồ Văn Quân là gương mặt thanh niên tiêu biểu của huyện nhà. Quân không chỉ đi đầu trong việc xây dựng kinh tế mà còn là người đi đầu trong việc xây dựng nông thôn mới” - anh Nguyễn Văn Hải, Bí thư Huyện đoàn A Lưới, cho biết.

“Bước đầu vì mình chưa có nhiều vốn nên chưa thể mở rộng thêm. Dự định sau vụ này, mình sẽ mở rộng mô hình trồng chuối với quy mô lớn hơn” - Quân chia sẻ. Ngoài làm giàu cho bản thân, Quân còn truyền đạt kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng cho người dân địa phương và nhiều người nhờ anh cũng đã trở nên khấm khá.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Trắm Đen Cho Thu Nhập Cao Nuôi Cá Trắm Đen Cho Thu Nhập Cao

Năm nay, giá thành nhiều loại thủy sản, đặc biệt là các loại cá truyền thống như mè, chim trắng, rô phi đơn tính, trắm cỏ… có chiều hướng sụt giảm khiến người nuôi thả không yên tâm đầu tư. Trong khi đó, một số loại cá đặc sản như trắm đen, nheo… vẫn có giá khá cao, bình quân từ 100.000 đồng/kg trở lên. Do đó, một số hộ có điều kiện ở Phú Thọ đã chuyển từ nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các loại cá có giá trị cao và tạo được nguồn thu đáng kể.

10/01/2013
Mở Hướng Phát Triển Cho Cây Cà Phê Mường Ảng Mở Hướng Phát Triển Cho Cây Cà Phê Mường Ảng

Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.

28/06/2013
Hàng Chục Ha Tôm Bị Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Hàng Chục Ha Tôm Bị Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.

08/06/2013
Giải Bài Toán Cây Trồng Để Thoát Nghèo Giải Bài Toán Cây Trồng Để Thoát Nghèo

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

28/06/2013
Trồng Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng Trồng Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

08/06/2013