Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chuối Trở Thành Tỉ Phú

Trồng Chuối Trở Thành Tỉ Phú
Ngày đăng: 19/06/2012

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế, Hồ Văn Quân trở lại ngay chính quê hương ở xã Hồng Thủy (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) để trồng rừng và trồng chuối. Bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

“Đất đai Hồng Thủy rất phù hợp với cây chuối. Vì thế mà dọc theo các đồi núi ở đây, chuối rừng luôn xanh tốt. Ban đầu vì không có vốn liếng, nên tôi chỉ trồng tại vườn với quy mô nhỏ, nhưng tôi luôn hy vọng khi có chút tiền sẽ đầu tư trồng nhiều hơn. Tuy nhiên, vụ đầu tiên mình hầu như mất trắng do thiên tai. Nhiều người trong bản cười chê”, Quân tâm sự.

Năm 2009, khi rừng chuối đang chuẩn bị trổ hoa để cho thu hoạch vụ đầu thì điều không may xảy ra. Cơn bão số 9 đã khiến rừng chuối của Quân sạt lở một nửa, nửa còn lại bị ảnh hưởng nặng. Một năm chăm bón coi như mất trắng. Không nản lòng, được sự giúp đỡ của dự án, Quân đã vực lại rừng chuối xanh tốt. Công sức của Quân bước đầu có thành quả, vụ đầu tiên Quân thu được hơn 20 triệu đồng.

Ngày cật lực với rừng chuối, đêm về Quân mò mẫm lên mạng để tìm hiểu thêm nhiều kỹ thuật trồng trọt. Từ kiến thức học được cộng với kinh nghiệm thực tiễn, Quân đã áp dụng vào mô hình trồng chuối tiêu hồng hạn chế được nhiều loại sâu bệnh và cho năng suất cao khiến nhiều người kinh ngạc.

Từ những khó khăn bước đầu, đến nay, vườn chuối 10 ha của Quân mỗi năm cho thu hoạch khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, Quân còn có trên 100 ha rừng keo lai và tràm đang thời kỳ thu hoạch, trị giá hơn 4 tỉ đồng, đây là một tài sản lớn mà bất cứ người trẻ nào cũng mơ ước.

“Hồ Văn Quân là gương mặt thanh niên tiêu biểu của huyện nhà. Quân không chỉ đi đầu trong việc xây dựng kinh tế mà còn là người đi đầu trong việc xây dựng nông thôn mới” - anh Nguyễn Văn Hải, Bí thư Huyện đoàn A Lưới, cho biết.

“Bước đầu vì mình chưa có nhiều vốn nên chưa thể mở rộng thêm. Dự định sau vụ này, mình sẽ mở rộng mô hình trồng chuối với quy mô lớn hơn” - Quân chia sẻ. Ngoài làm giàu cho bản thân, Quân còn truyền đạt kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng cho người dân địa phương và nhiều người nhờ anh cũng đã trở nên khấm khá.

Có thể bạn quan tâm

Sen Mất Mùa, Rớt Giá Sen Mất Mùa, Rớt Giá

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.

28/07/2013
Sâu Bệnh Phát Sinh Mạnh, Hại Lúa Hè Thu Sâu Bệnh Phát Sinh Mạnh, Hại Lúa Hè Thu

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.

28/07/2013
Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

28/07/2013
Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.

28/07/2013
Ông Tạ Thành Công Trong Nuôi Cá Hồi Tại Mẫu Sơn Ông Tạ Thành Công Trong Nuôi Cá Hồi Tại Mẫu Sơn

Như đã thành thông lệ, cứ vào những ngày cuối tuần, du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn lại nô nức kéo lên tham quan nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Mẫu Sơn (DLMS).

29/07/2013