Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chè Dưới Tán Điều

Trồng Chè Dưới Tán Điều
Ngày đăng: 10/09/2013

Hội LHPN thị trấn Đạm Ri (Đạ Huoai, Lâm Đồng) là 1 trong 3 tập thể được Hội Phụ nữ Lâm Đồng biểu dương về điển hình tập thể làm kinh tế giỏi. Nét độc đáo của mô hình này là sự thử nghiệm thành công của những người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, trồng chè dưới tán điều đã mang lại thành công ngoài mong đợi.

Chị Nguyễn Thị Liên - Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Đạm Ri (Đạ Huoai) kể về sự ra đời của mô hình như sau: Năm 2007, Hội Phụ nữ chúng tôi tổ chức cho chị em đi tham quan giao lưu ở Bảo Lộc, thấy chị em hội viên ở đó trồng chè mà không khỏi mong muốn mình làm được như họ. Nghĩ về đất Đạm Ri chỉ trồng cây điều tập trung mỗi năm thu hoạch có một lần, Hội Phụ nữ chúng tôi quyết định trồng chè thử nghiệm dưới tán điều để tăng thu nhập cho chị em.

Xem xét một lượt, ở thôn 3 có địa hình đất đồi, quanh triền đồi rất tốt phù hợp với cây chè nên Hội Phụ nữ thị trấn Đạm Ri chọn Chi hội Phụ nữ thôn 3 làm điểm với 22 chị tham gia xây dựng mô hình trồng chè xen canh dưới tán điều. Sau 3 năm triển khai - năm 2010, Hội đánh giá hiệu quả mô hình, chị em hội viên đều phấn khởi vì việc trồng chè xen canh dưới tán điều đã đạt hiệu quả cao. Vì thế mô hình tiếp tục nhân rộng thành phong trào phụ nữ trồng chè dưới tán điều ở 8/8 Chi hội Phụ nữ của thị trấn Đạm Ri với 159 chị tham gia, trên diện tích 150 ha chè dưới tán điều. Có chị trồng nhiều nhất là 3 ha, ít nhất là 5 sào chè xen canh cây điều.

Mô hình này không chỉ tăng thêm thảm thực vật mà còn tăng thêm thu nhập cho nhiều gia đình. Giống chè trồng dưới tán điều hoàn toàn là chè trồng bằng hạt cho sản phẩm là chè tươi lấy lá để uống hoặc sản xuất chè đen. Theo tính toán của chị em, nhờ trồng chè dưới tán điều đã đem lại nguồn thu nhập ổn định theo định kỳ 2 tháng 1 lần thu chè tươi (còn gọi là chè ngang) bán cho các điểm thu mua ngay tại thị trấn Đạm Ri. Cứ 1 ha chè dưới tán điều được chăm sóc tốt sẽ đạt 2 tấn chè tươi/ha, thời giá trung bình 4.000 đồng/kg sẽ cho thu nhập bình quân 48 triệu đồng/ha/năm.

Từ mô hình này, đến nay đã giúp cho 36 gia đình hội viên phụ nữ của thị trấn Đạm Ri thoát nghèo, điển hình như gia đình chị Mai Lan (ở Chi hội Phụ nữ thôn 3), chị Võ Thị Thế (Chi hội Phụ nữ thôn 1). Nhiều hội viên phụ nữ nhờ mô hình này đã tăng thêm thu nhập không chỉ thoát nghèo mà còn có điều kiện đầu tư cho con cái ăn học như: gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hiền (Chi hội Phụ nữ thôn 7), chị Nguyễn Thị Minh Nhiên (Chi hội Phụ nữ thôn 8)…

Với tinh thần cán bộ đi trước, chị Liên là một trong số cán bộ phụ nữ đầu tiên ở thị trấn Đạm Ri xây dựng mô hình trồng chè xen canh dưới tán điều từ năm 2007. Trên tổng diện tích 3 ha trồng điều, cây ăn trái: mít, sầu riêng, chôm chôm, chị Liên đã trồng 8 sào chè xen canh cây điều. Chị Liên cho biết: Mô hình này giúp cho việc chăm sóc một lần cả 2 loại cây, tiết kiệm phân bón, nước tưới, công chăm sóc và cả 2 cây chè - điều rất dễ chăm sóc, thích hợp nên phát triển tốt. Cứ 2 tháng một lần, thu nhập từ chè giúp nhiều gia đình hội viên có “đồng vô, đồng ra” cải thiện đời sống.

Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Đạm Ri cũng cho biết thêm: Hội Phụ nữ thị trấn phát động phong trào thi đua Phụ nữ học tập và làm theo Bác, thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững, tiếp tục nhân rộng mô hình trồng chè dưới tán điều, vận động hội viên tập trung chăm sóc và mở rộng diện tích. Vì vậy, số hội viên phụ nữ thị trấn thoát nghèo không chỉ dừng lại ở con số 36 hộ mà sẽ còn nhiều hơn thế.


Có thể bạn quan tâm

Hội nhập cho ngành chăn nuôi: Khó đứng vững trên sân nhà Hội nhập cho ngành chăn nuôi: Khó đứng vững trên sân nhà

Hội nhập nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức với ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia khi hàng rào thuế quan xóa bỏ, thuế xuất nhập khẩu các loại sản phẩm sẽ trở về “con số 0”.

11/07/2015
Hiệu quả từ Câu lạc bộ chăn nuôi bò thâm canh ở Cam Tuyền Hiệu quả từ Câu lạc bộ chăn nuôi bò thâm canh ở Cam Tuyền

Cam Tuyền là xã thuộc vùng gò đồi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chưa phát triển nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trước đây, hầu hết người dân trong xã đều chăn nuôi bò theo lối chăn thả tự nhiên, tổng đàn bò khá lớn nhưng hiệu quả thu được không cao do lượng thức ăn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu (đàn bò mới được đáp ứng từ khoảng 50% đến 70% nhu cầu dinh dưỡng cần có); khả năng phát triển đồng cỏ hạn chế do không có đất dành riêng cho mục đích chăn nuôi.

11/07/2015
Khoai lang Vĩnh Long vào hàng cực phẩm của Việt Nam Khoai lang Vĩnh Long vào hàng cực phẩm của Việt Nam

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa công bố top 50 món ăn đặc sản, ẩm thực Việt Nam lần thứ ba – 2015. Trong đó có 2 loại rau củ của Vĩnh Long là khoai lang và xà lách xoong.

11/07/2015
Bình Phước đưa rau rừng về trồng vườn nhà thành cây đặc sản Bình Phước đưa rau rừng về trồng vườn nhà thành cây đặc sản

Mô hình trồng rau rừng xen canh đã cho nhiều gia đình nguồn thu thường xuyên trong năm.

11/07/2015
Bắc Hà (Lào Cai) chuẩn bị 4 triệu cây giống trồng rừng Bắc Hà (Lào Cai) chuẩn bị 4 triệu cây giống trồng rừng

Đến thời điểm này, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã ươm được 4 triệu cây giống, đáp ứng đủ nhu cầu trồng rừng năm 2015.

11/07/2015