Trồng chanh không hạt mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân xã Vĩnh Hòa

Qua tìm hiểu thông tin, nhận thấy cây chanh không hạt dễ trồng, ít sâu bệnh, trái to, năng suất cao, cho trái quanh năm và thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, anh Ngà bắt đầu tìm mua cây giống và trồng thí nghiệm 35 gốc chanh giống loại tứ quí đùm – không hạt, trồng xen canh với diện tích ổi đài loan 2.000 mét vuông đất của gia đình.
Sau 08 tháng chăm sóc, chanh bắt đầu cho trái và cho thu hoạch, cách khoảng 10 ngày là cho thu hoạch một đợt, mỗi đợt bẻ trái từ 100 đến 150 kg, với giá bán hiện nay giao động từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi đợt thu lãi trên 700 ngàn đồng.
Hiện tại, mô hình trồng chanh không hạt của anh Nguyễn Văn Ngà đã được nông dân trong xã Vĩnh Hòa đến tham quan và trồng nhân rộng với tổng diện tích trên 01 hécta.
Đây là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, thông qua mô hình, nhằm góp phần cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân vùng nông thôn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.