Trồng Chanh Không Hạt Cho Trái Quanh Năm

Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).
Về chất lượng, chanh không hạt được nhiều người ưu chuộng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị do chanh có vỏ mỏng, nước quả ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta. Ưu điểm nổi bật của chanh không hạt là cho trái quanh năm, nên còn gọi là chanh tứ quý, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác.
Về kỹ thuật trồng và bón phân: Chanh có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2 - 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 - 10. Thường được lên liếp cao trên ruộng rồi đào hố để trồng. Hố có chiều rộng từ 60 - 80cm, chiều sâu tùy thuộc vào mực nước ngầm và điều kiện đồng ruộng. Trên đất bờ cao, đất đồi sâu từ 60 - 80cm, đất đồng bằng trồng trên ruộng đào sâu khoảng 30 - 40cm. Trồng theo hàng hoặc nanh sấu, cây cách cây 3m x 3m hoặc 3m x 4m.
Bón lót: Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 - 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Luôn chú ý giữ sạch cỏ dại.
Bón thúc: Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Cây chanh không hạt dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác.
Có thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1 - 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 100 – 500g phân urea/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.
Chú ý phòng trừ sâu bệnh cũng như chăm sóc, tỉa cành cho cây thường xuyên. Cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành nhỏ, cành vượt để tạo độ thông thoáng cho cây cho năng suất tốt.
Có thể bạn quan tâm

Gần 20 năm trước, vùng Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang vốn nổi tiếng là vùng đất "khỉ ho, cò gáy" thiếu vắng bóng người, nơi hoang tàn dành cho cỏ năn, cỏ lác. Thế nhưng, từ khi cây khóm (dứa) xuất hiện và mở rộng diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu nhanh chóng.

Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.

VASEP dự báo nguyên liệu cá tra trong quý 3 sẽ thiếu hụt khoảng 30% so với nhu cầu chế biến do có nhiều diện tích nuôi cá đã giảm hoặc chậm thả nuôi lại trong sáu tháng đầu năm nay.

Những ngày qua, do ảnh hưởng không khí lạnh gây mưa to, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 8.000ha lúa đông xuân 2012 - 2013 vừa chín tới, chưa kịp thu hoạch đã nằm rạp xuống mặt ruộng. Người dân dàn hàng ngang lội bùn khẩn trương gặt lúa, chi phí cao mà lúa thất thoát lớn.

Ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Đại Đình, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) vừa xây dựng 3 chuồng nuôi đà điểu rộng 6.000 m2, tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng.