Trồng Chanh Chùm Thoát Nghèo

Với vốn ban đầu 50 triệu đồng ông Huỳnh Thanh Dũng ở ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới – An Giang mua 2.000 gốc chanh tàu chùm về trồng.
Lúc đầu nhiều người trong xóm nói ra nói vào không hiệu quả. Thế nhưng, mấy năm gần đây cây chanh đã chứng minh cho nhiều người thấy và bất ngờ. Trồng chanh giúp ông Dũng mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.
Trước đây cây chanh thường được nông dân trồng xen chứ không ai trồng chuyên canh. Bởi chanh chẳng cho hiệu quả là mấy, bán giá thấp. Ông Dũng từng suy nghĩ như vậy. Cho đến khi có người bạn chuyên bán giống cây trồng ở Bến Tre giới thiệu có giống chanh tàu chùm mới nhập về, thuyết phục mua nên ông Dũng mạnh tay mua về trồng thử trên đất phía sau nhà 2.000 gốc với giá lúc đó là 22.000 đồng/gốc. Cây giống lúc mới mua về chỉ có một thân trơ trọi, có mấy lá nhỏ xíu lơ thơ. Ông trồng 2 bên bờ vườn mà chẳng ai ngó tới.
Toàn bộ công sức thời gian, ông đều tập trung vào cây xoài và thửa ruộng nhà. Nhưng rồi 2 năm sau cây chanh phát lên, trái ra oằn cây, phải dùng cây tre chống đỡ nhánh. Vườn chanh của ông nay được 4 năm tuổi, thương lái vô mua không đủ bán. Đó là lúc chanh có giá từ 9.000-12.000 đồng/kg. Một năm ông Dũng thu trên 200 triệu đồng.
Ngó qua thấy xoài khó ăn, ông chẳng ngại ngần đốn hết, tập trung chăm sóc chanh. Chanh lúc này cũng đã phủ rộng kín vườn, mỗi cây có tán rộng tới 5m2. Bình quân 1 cây chanh thu được từ 50-100 kg trái/năm. Cây chanh chỉ chăm sóc 1 lần cho thu hoạch suốt năm và chi phí phân, thuốc chẳng bao nhiêu. Ông chỉ tốn tiền giống đầu tư một lần.
Ông Dũng cho biết: Cao điểm thu hoạch rộ vào khoảng tháng 2-3, lúc đó trái thuận mùa rất sai, ông phải thuê từ 10-15 người hái chanh mới kịp cân bán cho bạn hàng. Giá chanh bán tại vườn lúc hút hàng lên đến 25-26 ngàn đồng/kg. Đứng trong vườn chanh trĩu quả, ông Dũng cho biết, tích lũy từ việc chăm sóc hàng ngày và học qua sách vở nên ông biết xử lý chanh cho trái nhiều mùa nghịch, giá cao.
Ưu điểm của giống chanh này không giống cùng loại chanh tàu khác, trái mọc rải rác và riêng lẻ. Chanh tàu chùm trái mọc thành từng chùm như đúng tên gọi của nó. Một cuống mọc ra cả chùm trái, bình quân mỗi chùm 5-10 trái, có chùm sai oằn tới 15 trái. Giống này mỏng vỏ, nước nhiều và vị chua rất đậm đà, hơn hẳn loại chanh núm, vỏ dày, ít nước. Ông dự tính sẽ chiết cành, bán giống để tăng thu nhập, dù giá chanh hiện đang xuống giá chỉ còn 5.000- 6.000 đồng/kg tại vườn nhưng mỗi ngày lái đến hái 500 kg, tính ra thu nhập của gia đình ông cũng được 2,5 triệu đồng.
Không chỉ thu nguồn lợi đáng kể từ chanh, ông Dũng còn trồng xen chuối già, mỗi năm thu nhập thêm hơn 100 triệu đồng. Trái chanh không phải lo đầu ra bởi lúc nào cũng dễ bán, thương lái đến tận vườn thu mua bán về TP.HCM, ra Hà Nội và xuất sang Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".

Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp... Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).

Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.

Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.

Đề tài “Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo cá gáy biển tại Khánh Hòa” vừa được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu loại khá đã mở ra triển vọng về một loại đối tượng nuôi mới.