Trồng Chanh Cho Lãi Tới 200 Triệu Đồng/ha

Năm 2013, nông dân Long An trồng chanh có lãi bình quân từ 100 – 200 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí.
Thời gian qua, tại Long An, trong khi sản xuất lúa và nhiều loại loại cây trồng khác đạt hiệu quả thấp thì cây chanh lại giúp nông dân thu lãi khá cao.
Tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh Long An có trên 4.400 ha chanh, tăng hơn 200 ha so năm 2012. Diện tích chanh tập trung chủ yếu tại các huyện Bến Lức, Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa và Thạnh Hóa.
Hiện có khoảng 4.100 ha chanh đang cho thu hoạch với năng suất khoảng 190 tạ/ha, tổng sản lượng gần 80.000 tấn. Nông dân cho biết, năm 2013, giá chanh có hạt dao động từ 4.000 – 15.000 đồng/kg và chanh không hạt từ 11.000 – 30.000 đồng/kg. Mức giá này đã mang về lợi nhuận cho nông dân bình quân từ 100 – 200 triệu đồng/ha. Một trong những thuận lợi cơ bản của người trồng chanh không hạt hiện nay, đó là giá tiêu thụ ổn định ở mức cao thông qua con đường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước đây, gia đình ông Chí A Câu là một trong những hộ thuộc diện nghèo ở Cây Gáo. Dù làm nhiều nghề khác nhau nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi. Năm 2009, ông bắt đầu nghề nuôi dê nhờ được hỗ trợ 4 con dê theo Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo của tỉnh.

Từ lâu, người tiêu dùng gần xa đã quen với chất lượng sản phẩm khoai môn của xã Mỹ An Hưng và xã Hội An Đông. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm về chất lượng, song một thời gian dài 2 sản phẩm này vẫn bị “cào bằng” chung giá với những sản phẩm cùng loại.

Một trong những điểm nhấn của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh 5 năm qua là đã xuất hiện nhiều hợp tác xã (HTX) làm ăn có hiệu quả. Từ đây, các HTX ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.