Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chanh Bông Tím Có Hiệu Quả

Trồng Chanh Bông Tím Có Hiệu Quả
Ngày đăng: 21/06/2013

Vài năm gần đây nhiều nông dân xã Phú An (Cai Lậy) thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.

Trước đây gia đình ông độc canh cây lúa năng suất thấp do đất nằm trong vùng ô bao không có phù sa. Năm 2005, thông qua  dự lớp tập huấn khuyến nông, ông lên liếp trồng 3 công chanh bông tím kết hợp hoa màu theo phương thức lấy ngắn nuôi dài.

Theo ông, mùa nắng nhu cầu sử dụng chanh tươi uống giải khát cao nên giá tăng gấp 5 lần so với mùa mưa. Chanh cho trái quanh năm, từ lúc nở hoa đến thu hoạch khoảng 3 tháng rưỡi, chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc 1 kg chanh tươi khoảng 3.000 đồng.

Đối với cây chanh bệnh thường gặp là rệp sáp gây quéo lá, xì mủ gốc chết cây, nhện đỏ gây bệnh ghẻ trái. Tuy nhiên, nếu chủ động phòng trị kịp thời theo phương pháp “4 đúng” sẽ hạn chế thiệt hại do các bệnh gây ra.

Kinh nghiệm trồng chanh bông tím cho năng suất cao của ông là trước khi trồng gom mô, ủ đất hoai, dùng tro hay bùn non lót dưới đáy mô sau đó đặt gốc chanh và lấp đất lại, cặm nọc buộc chặt gốc chống đỗ ngã.

Sau mỗi lần thu hoạch tỉa những chồi, cành vô hiệu; chú trọng bón nhiều phân hữu cơ, bón cân đối phân hóa học giữa đạm,lân và kali nhằm giúp cây phát triển tốt, cho trái to. Năm 2007 ông lên liếp 4 công đất còn lại mở rộng diện tích trồng chanh bông tím. Hàng năm thu hoạch trên 40 tấn chanh, sau khi trừ chi phí ông thu lãi 150 triệu đồng/năm.  

Là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 6, ông tích cực vận động người thân trong gia đình và hội viên đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện tốt Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tham gia vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ dân sinh…

Nhiều năm liền ông Nguyễn Văn Tám được bình bầu là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.


Có thể bạn quan tâm

Một nông dân thử nghiệm xây tường bao quanh ruộng lúa để nuôi lươn cá rô đồng Một nông dân thử nghiệm xây tường bao quanh ruộng lúa để nuôi lươn cá rô đồng

Sau khi tham quan và nhận thấy cách nuôi thủy sản trong ruộng lúa ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đạt hiệu quả cao, ông Trần Thành Đại (ở thôn Kiên Long, xã Bình Thành, tỉnh Bình Định) đã xây dựng một mô hình nuôi lươn, cá rô đồng trên diện tích gần 3 sào ruộng lúa.

10/11/2015
Bệnh đốm trắng tái bùng phát Bệnh đốm trắng tái bùng phát

Thời tiết thay đổi bất thường, vùng nuôi ô nhiễm, con giống kém chất lượng… là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm nuôi. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này, người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan.

10/11/2015
Hội thảo mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học Hội thảo mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học

Ngày 04/11/2015 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã tổ chức cuộc tham quan - hội thảo mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy cho hơn 50 nông dân thuộc 8 xã tham dự.

10/11/2015
Tôm tít lại xuất hiện dày ở đầm Ô Loan Tôm tít lại xuất hiện dày ở đầm Ô Loan

Liên tiếp trong những ngày vừa qua, ngư dân ven đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã có nguồn thu nhập đáng kể nhờ khai thác được một sản lượng tôm tít (có nơi còn gọi là tôm bàn chải) khá lớn.

10/11/2015
Gỡ khó cho vùng chuyên canh tôm càng xanh Gỡ khó cho vùng chuyên canh tôm càng xanh

Nếu giai đoạn năm 2010 - 2011 được xem là thời kỳ “hoàng kim” của vùng chuyên canh tôm càng xanh huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thì năm 2015 được đánh giá là giai đoạn khó khăn đối với người nuôi tôm càng xanh.

10/11/2015