Trồng Cây Thanh Long Trên Đất Núi

Tại nhiều địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, người dân đang trồng cây thanh long. Trước đây, theo quan niệm của nhiều người, loại cây này chỉ phù hợp khí hậu ở miền nam nhưng khi được đưa về trồng ở vùng đất núi, cây thanh long đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận (tổ 15 Đồng Thành, thị trấn Bằng Lũng) có khoảng bốn trăm trụ trồng thanh long ruột đỏ và trắng, mỗi trụ cho thu hoạch ổn định mỗi vụ từ 15 đến 20 kg. Đến kỳ thu hoạch, thương lái vào tận vườn thu mua. Mỗi kg được giá 40 nghìn đồng, một năm gia đình ông Thuận thu về cả trăm triệu đồng. Đây là số tiền lớn đối với một hộ dân ở miền núi phía bắc. Các hộ dân cho biết, với ưu điểm thanh long quả to, ngọt, thu mua tận gốc, không phải qua xử lý chất bảo quản cho nên số thanh long các hộ trồng trên địa bàn không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Ông Thuận chia sẻ kinh nghiệm: Trước khi trồng phải dựng cột bê-tông làm trụ đỡ, mỗi trụ chiều rộng, chiều dài cách nhau khoảng 3m.
Cây thanh long là cây chịu hạn tốt, thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, độ đường trong quả thanh long tăng khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng cao, lý tưởng nhất là trồng hướng nam và đông nam.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước đầy đủ cho cây, làm sạch cỏ chung quanh gốc, một năm bón ba lần phân (sau khi kết thúc thu hoạch của năm trước; thời kỳ trước khi ra hoa, đậu quả; trong thời kỳ ra hoa, đậu quả).
Trong thời gian cây thanh long chưa khép tán, có thể tận dụng quỹ đất trồng xen một số loại cây hoa màu. Từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch khoảng 22 đến 25 ngày. Một năm, cây ra bốn lứa quả, thời gian cho quả kéo dài từ sáu đến bảy tháng (bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12).
Có thể bạn quan tâm

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh (Phú Yên), hiện có hơn 1.000ha cao su trồng tại các xã, thị trấn trong huyện bị bệnh phấn trắng, gây rụng lá.

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt đã giúp nông dân xã Phú An, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác, trong đó có mô hình trồng dừa dứa, dừa Mã Lai xen canh mít Thái của ông Phạm Minh Thông ở ấp 1.

Khánh Hòa là tỉnh phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu các mặt hàng mỹ nghệ mây tre nứa. Đây là ngành nghề có nhu cầu lớn về nguyên liệu đan lát. Tuy nhiên, việc đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Phát triển được vùng trồng nguyên liệu, không chỉ giải quyết được nhu cầu của ngành nghề sản xuất mặt hàng xuất khẩu, mà còn là mô hình kinh tế hiệu quả cho nông dân.

Trong 6 tháng đầu năm nay, dịch bệnh bùng phát mạnh tại các khu vực nuôi thủy sản, gây thiệt hại nặng nề cho người dân, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý.