Trồng Cây Thanh Long Trên Đất Núi

Tại nhiều địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, người dân đang trồng cây thanh long. Trước đây, theo quan niệm của nhiều người, loại cây này chỉ phù hợp khí hậu ở miền nam nhưng khi được đưa về trồng ở vùng đất núi, cây thanh long đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận (tổ 15 Đồng Thành, thị trấn Bằng Lũng) có khoảng bốn trăm trụ trồng thanh long ruột đỏ và trắng, mỗi trụ cho thu hoạch ổn định mỗi vụ từ 15 đến 20 kg. Đến kỳ thu hoạch, thương lái vào tận vườn thu mua. Mỗi kg được giá 40 nghìn đồng, một năm gia đình ông Thuận thu về cả trăm triệu đồng. Đây là số tiền lớn đối với một hộ dân ở miền núi phía bắc. Các hộ dân cho biết, với ưu điểm thanh long quả to, ngọt, thu mua tận gốc, không phải qua xử lý chất bảo quản cho nên số thanh long các hộ trồng trên địa bàn không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Ông Thuận chia sẻ kinh nghiệm: Trước khi trồng phải dựng cột bê-tông làm trụ đỡ, mỗi trụ chiều rộng, chiều dài cách nhau khoảng 3m.
Cây thanh long là cây chịu hạn tốt, thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, độ đường trong quả thanh long tăng khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng cao, lý tưởng nhất là trồng hướng nam và đông nam.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước đầy đủ cho cây, làm sạch cỏ chung quanh gốc, một năm bón ba lần phân (sau khi kết thúc thu hoạch của năm trước; thời kỳ trước khi ra hoa, đậu quả; trong thời kỳ ra hoa, đậu quả).
Trong thời gian cây thanh long chưa khép tán, có thể tận dụng quỹ đất trồng xen một số loại cây hoa màu. Từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch khoảng 22 đến 25 ngày. Một năm, cây ra bốn lứa quả, thời gian cho quả kéo dài từ sáu đến bảy tháng (bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12).
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này đã tăng 13,08% so với cùng kỳ năm 2013.

Anh Trần Văn Chánh ở ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên thực hiện mô hình nuôi dông đầu tiên ở vùng Bảy Núi, thả nuôi 1.500 con giống với diện tích chuồng trại rộng 500 m2.

Khoảng ba năm trở lại đây, một số gia đình trên địa bàn xã Quang Bình (Kiến Xương - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn mô hình nuôi chim trĩ đỏ để thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam được triển khai ở Phú Yên từ giữa năm 2013, đã góp phần cải thiện, thay đổi thói quen chăn nuôi của nông dân nhiều địa phương. Qua đó người dân quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

Vụ đông xuân vừa kết thúc, vụ hè thu đã bắt đầu. Dù biết đây là cách giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn hán khi lúa trổ và mưa bão lúc thu hoạch, nhưng việc sản xuất gối đầu như thế khiến nông dân không khỏi âu lo…