Trồng Cây Thanh Long Trên Đất Núi

Tại nhiều địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, người dân đang trồng cây thanh long. Trước đây, theo quan niệm của nhiều người, loại cây này chỉ phù hợp khí hậu ở miền nam nhưng khi được đưa về trồng ở vùng đất núi, cây thanh long đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận (tổ 15 Đồng Thành, thị trấn Bằng Lũng) có khoảng bốn trăm trụ trồng thanh long ruột đỏ và trắng, mỗi trụ cho thu hoạch ổn định mỗi vụ từ 15 đến 20 kg. Đến kỳ thu hoạch, thương lái vào tận vườn thu mua. Mỗi kg được giá 40 nghìn đồng, một năm gia đình ông Thuận thu về cả trăm triệu đồng. Đây là số tiền lớn đối với một hộ dân ở miền núi phía bắc. Các hộ dân cho biết, với ưu điểm thanh long quả to, ngọt, thu mua tận gốc, không phải qua xử lý chất bảo quản cho nên số thanh long các hộ trồng trên địa bàn không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Ông Thuận chia sẻ kinh nghiệm: Trước khi trồng phải dựng cột bê-tông làm trụ đỡ, mỗi trụ chiều rộng, chiều dài cách nhau khoảng 3m.
Cây thanh long là cây chịu hạn tốt, thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, độ đường trong quả thanh long tăng khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng cao, lý tưởng nhất là trồng hướng nam và đông nam.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước đầy đủ cho cây, làm sạch cỏ chung quanh gốc, một năm bón ba lần phân (sau khi kết thúc thu hoạch của năm trước; thời kỳ trước khi ra hoa, đậu quả; trong thời kỳ ra hoa, đậu quả).
Trong thời gian cây thanh long chưa khép tán, có thể tận dụng quỹ đất trồng xen một số loại cây hoa màu. Từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch khoảng 22 đến 25 ngày. Một năm, cây ra bốn lứa quả, thời gian cho quả kéo dài từ sáu đến bảy tháng (bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12).
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ nên tiếp tục triển khai BHNN với quy mô rộng hơn có sự hỗ trợ của nhà nước về phí bảo hiểm cho người nông dân, và phải gắn với các chương trình phát triển khác của nông nghiệp.

Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.

SX nông nghiệp đang ghi nhận những tín hiệu vui trở lại sau thời gian dài ảm đạm. Sáu tháng đầu năm 2014, SX nông nghiệp khá thuận lợi khi không có thiên tai, dịch bệnh, toàn ngành chỉ có mối lo lớn là tiêu thụ nông sản.

Tham gia dự án có 19 hộ, mỗi hộ được vay gần 30 triệu đồng trong hai năm, mức phí 0,7%/tháng (8,4%/năm) và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương đã giải ngân được 22 lượt dự án với tổng số quỹ gần 10 tỷ đồng, giúp hàng trăm hội viên có thêm vốn phát triển sản xuất.

Vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam không được như kỳ vọng có thể đẩy giá cà phê thế giới tăng cao do mức thâm hụt cà phê trên toàn thế giới lớn nhất 9 năm.