Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cây Tắc Cho Thu Nhập Cao

Trồng Cây Tắc Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 26/09/2014

Quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ nghề trồng cây tắc và với sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Long, gia đình anh Nguyễn Văn Ngay (SN 1961, ở tổ 15 ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Xuất thân từ một gia đình nghèo, anh Nguyễn Văn Ngay lập gia đình cùng vợ là chị Trần Ngọc Châu vào năm 1982. Cuộc sống khó khăn, vợ chồng anh làm mướn đủ nghề để kiếm sống. Nhờ chịu khó làm ăn, tằn tiện, chắt bóp, vợ chồng anh cũng mua được 15.000 m2 đất nông nghiệp để trồng cây, phát triển kinh tế.

Tuy chăm chỉ, chí thú làm ăn, nhưng thu nhập của vợ chồng anh trên thửa đất 15.000 m2 vẫn không khá hơn. Ban đầu, gia đình anh trồng nhiều loại cây ăn trái trên mảnh vườn mới mua nhưng vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm chăm sóc và không tìm được nơi tiêu thụ nên tiền thu về không đáng là bao.

Khi Chi hội nông dân ấp thông báo Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho vay vốn làm ăn với lãi suất thấp (0,65%/tháng), anh Ngay đã đăng ký vay 15 triệu đồng dùng để cải tạo đất và mua 200 cây tắc về trồng thí điểm.

Trời không phụ lòng người, sau 1 năm chăm sóc, cây tắc phù hợp với dòng đất đỏ Bazan nên phát triển nhanh, trái chín vàng và cho thu hoạch đợt đầu 2 tạ/200 cây. Với giá bán từ 7.000 - 18.000 đ/1 kg, anh Ngay đã thu về cho gia đình 19 triệu đồng.

Thấy mô hình làm ăn được từ vườn tắc, anh xin bồi vốn, mạnh dạn đầu tư thêm 1.000 cây tắc. Để có giống tốt, anh Ngay phải xuống tận Tiền Giang chọn lọc kỹ. Với quyết tâm của mình anh chịu khó học hỏi kinh nghiệm, trao đổi với các nhà vườn cung cấp cây giống về cách trồng, chăm sóc để cho cây tắc phát triển mạnh, cho nhiều trái. Cứ thế vợ chồng anh Ngay ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăm sóc, cây lớn nhanh.

Tắc trúng mùa, trúng giá, gia đình anh đã trả được hết vốn và lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Hàng năm, thu nhập bình quân từ cây tắc hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí lao động, thuê nhân công, phân bón, gia đình anh cũng còn lại khoảng 120 triệu đồng. Từ những bước đi đúng hướng, đến nay gia đình anh chị đã xây dựng được căn nhà khang trang, đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành tử tế.

Ông Lê Thành Phúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Long cho biết, anh Ngay là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu của địa phương. Không chỉ chí thú làm ăn mà anh còn có tinh thần học hỏi, tìm mọi cách để vươn lên thoát nghèo.

Anh Ngay còn tạo công ăn việc làm cho người lao động trong thôn, xóm, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn nhiều hội viên khác về kỹ thuật trồng trọt.

Anh Ngay cũng tích cực tham gia trong các phong trào do địa phương phát động. Năm 2011, gia đình anh được UBND tỉnh tặng Bằng khen về phong trào nông dân sản xuất giỏi. Trong 3 năm liền, anh Nguyễn Văn Ngay còn được xã Hòa Long và TP.Bà Rịa tặng nhiều giấy khen.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Hươu Nhung Một Mô Hình Mới Nuôi Hươu Nhung Một Mô Hình Mới

Hươu là động vật hoang dã dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung của nông dân Trương Đình Phú, trú tại phường Hương Xuân (TX Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

04/07/2014
Người Nuôi Bò Khốn Khó Vì Nắng Hạn Người Nuôi Bò Khốn Khó Vì Nắng Hạn

Đứng cạnh đám cỏ trồng cao không quá gang tay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết: “Nắng quá khiến đám cỏ trồng bị thiếu nước, không phát triển. Tôi cắt lứa vừa rồi cách nay một tháng, đến nay thân cây không ra thêm lá non nào. Trước đây bỏ ra 30 phút để cắt cỏ về cho bò ăn cả ngày, còn nay mang giỏ ra ngồi “nạo” sát bờ ruộng suốt buổi không đầy giỏ cỏ”.

04/07/2014
Phú Giáo (Bình Dương) Hơn 12.000 Ha Cao Su Bị Nhiễm Bệnh Phấn Trắng Phú Giáo (Bình Dương) Hơn 12.000 Ha Cao Su Bị Nhiễm Bệnh Phấn Trắng

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

04/07/2014
Hiện Tượng Ngô Không Hạt Dưới Góc Nhìn Khoa Học Hiện Tượng Ngô Không Hạt Dưới Góc Nhìn Khoa Học

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.

04/07/2014
Doanh Nghiệp “Vét” Gạo Phục Vụ Xuất Khẩu, Nông Dân Vui Doanh Nghiệp “Vét” Gạo Phục Vụ Xuất Khẩu, Nông Dân Vui

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.

04/07/2014