Trồng cây phật thủ cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm

Ông Sơn bên những gốc phật thủ trong vườn.
Gia đình ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi, ngụ xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có thể xem là hộ tiên phong trong mô hình trồng thử nghiệm cây phật thủ trên đất Tây Ninh (một loại cây cho trái mang tính tâm linh, biểu tượng cho bàn tay Phật được nhiều người dân chọn để thờ cúng).
Ông Sơn vui vẻ cho biết, cây phật thủ là loại cây có nguồn gốc được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phía Nam ít thấy người trồng vì loại cây này cần kỹ thuật chăm sóc rất cao và lệ thuộc vào yếu tố thời tiết.
Cây phật thủ chưa biết có thích nghi được với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Tây Ninh quanh năm nắng nóng hay không.
Ông Sơn đến với nghề trồng cây phật thủ một cách tình cờ.
Vào cuối năm 2010, trong dịp về quê tham gia đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, ông được một số bạn bè dẫn đến tham quan vườn phật thủ của một người quen.
Vì rât thích loại trái cây này nên ông Sơn mua 5 gốc mang về trồng thử tại vườn nhà mình ở ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
Sau một năm chăm sóc, những cây phật thủ này đều ra hoa và cho trái chất lượng không thua kém với những cây trồng ngoài Bắc.
Ông Sơn liền đón xe ra Hà Nội mua tiếp 200 cây giống về trồng.
Thời gian đầu, do chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc nên gần 2/3 số cây phật thủ của ông Sơn bị chết, trong khi những cây còn lại thì chậm phát triển.
Không từ bỏ ý định, cuối năm 2013, ông Sơn tiếp tục ra Hà Nội mua thêm 150 cây giống và tìm hiểu thêm kỹ thuật trồng cây phật thủ.
Trời không phụ công người, kết quả sau hơn 1 năm trồng, vườn cây phật thủ gần 3.000m2 với trên 200 gốc của ông Sơn đã cho ra trái trĩu cành.
Theo thống kê của ông Sơn, chi phí đầu tư cho vườn phật thủ của ông sau hơn 1 năm chăm sóc là khoảng 50 triệu đồng; khi đậu trái, mỗi cây bình quân có từ 40-60 trái.
Hiện, giá bán phật thủ tại vườn trung bình dao động từ 100.000-200.000 đồng/ trái (tùy theo trái lớn, nhỏ, thời điểm giá cả thị trường).
Vì chưa có nhiều người trồng phổ biến nên gia đình ông Sơn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường trong tỉnh.
Một điều đặc biệt là nếu biết cách chăm sóc tốt, cây phật thủ tại Tây Ninh có thể cho trái 4 mùa (phật thủ trồng ở miền Bắc chỉ ra trái theo mùa).
Dự kiến vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, ông Sơn sẽ bán ra thị trường khoảng 1.500 trái, thu lãi ước tính khoảng 300 triệu đồng.
Ở thời điểm hiện tại, ông Sơn đang tiến hành chiết cành cho ra khoảng 1.000 cây giống phật thủ để nhân rộng diện tích trồng.
Ông cho biết sẵn sàng cung cấp giống và kỹ thuật chăm sóc cho bà con có nhu cầu trồng cây phật thủ để vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.

Ngày 24.6, ông Đặng Văn Tiến – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Núi Thành cho biết, tại thôn Hòa An (xã Tam Giang) xảy ra dịch bệnh trên đàn trâu, bò làm 9 con bò mắc bệnh. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực tế tại cơ sở và tổ chức điều trị cho đàn gia súc.

Hằng năm, ở vùng biển gần bờ của Quảng Ngãi tháng giêng, hai thường trúng đậm cá cơm và vào thời điểm này trúng đậm cá nục. Các làng nghề chế biến cá nục, cá cơm khô hoạt động hết công suất. Vậy mà năm nay, làng nghề vắng hoe, buồn tẻ vì cá nục, cá cơm chẳng thấy vào bờ.