Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha

Cây nưa, một loại cây trồng lấy củ làm bột ở tỉnh Trà Vinh đã bị nông dân “lãng quên” từ hàng chục năm nay.
Thế nhưng ba năm gần đây, sản phẩm bột nưa đã trở thành mặt hàng hiếm, có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng/ha đối với hơn 25 hộ nông dân trồng nưa ở xã An Quãng Hữu, huyện Trà Cú (Trà Vinh).
Cây nưa rất dễ trồng, chi phí phân bón ít, nhất là không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì cây nưa không bao giờ bị sâu rầy tấn công.
Loại cây này phát triển tốt trên đất giồng cát cao và đất thịt. Thời gian xuống giống vào tháng 4 Âm lịch và thu hoạch vào cuối tháng 9 Âm lịch. Bình quân, 1 ha nưa thu hoạch củ chế biến được 1.500kg bột.
Củ nưa được đưa vào máy xay, sau đó lọc qua hai đến ba lần nước sạch, lấy bột đem phơi khô, bột rất mịn, có mầu trắng tinh.
Ông Nguyễn Sương Chiều, ấp Vàm, xã An Quãng Hữu đã trồng cây nưa hơn 30 năm nay cho biết, cây nưa có mặt ở vùng đất Trà Vinh đã lâu đời.
Trước đây, hầu hết người dân trồng nưa với diện tích ít với nhu cầu lấy bột nưa để làm thuốc bởi bột nưa có tác dụng tốt trong việc làm nhuận trường, giải nhiệt.
Khoảng ba năm nay, một vài thương lái từ TP Hồ Chí Minh tìm đến địa phương đặt hàng thu mua bột nưa với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg. Nhờ vậy, nhiều hộ dân trong xã đã khôi phục lại diện tích trồng cây nưa đến nay được hơn 4 ha.
UBND xã An Quãng Hữu cho biết, việc đa dạng hóa cây trồng nhưng phù hợp thực tế địa phương là một hướng đi mới giúp người dân hạn chế được tình trạng cung vượt cầu.
Tuy nhiên, nếu được tổ chức sản xuất theo hướng khép kín với sự liên kết đầu tư trang thiết bị và chuyển giao khoa học kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế cho người trồng nưa sẽ cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Phú Yên đang đặt ra mục tiêu cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng phát triển bền vững trong khâu nuôi trồng, khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Theo đó, từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành Thủy sản tăng bình quân từ 8 đến 9%/năm, chiếm từ 36 đến 37% tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong nước và trên thế giới, nhất là nguy cơ xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép ở các tỉnh biên giới phía Bắc, ngày 2/2, Bộ NN&PTNT có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, TP tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Những ngày qua, việc người nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội phải... đổ sữa tươi ra đường đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Một lần nữa, sự lỏng lẻo trong liên kết tiêu thụ nông sản lại khiến người dân nếm "vị đắng".

Tại TP Cần Thơ, giá heo hơi phổ biến từ 43.000 - 45.000 đồng/kg (tương đương 4,3 - 4,5 triệu đồng/tạ), riêng heo hơi siêu nạc được nuôi với số lượng lớn tại các khu vực thuận lợi về giao thông, thương lái mua khoảng 46.000 đồng/kg (tương đương 4,6 triệu đồng/tạ). Sau khi tăng lên ở mức cao, giá heo hơi đã có xu hướng giảm trong những tháng gần đây do nguồn cung trên thị trường dồi dào.

Được biết, các ổ dịch LMLM xuất hiện vào đầu tháng 12/2014 tại địa bàn 3 xã: Dìn Chin, Pha Long và Tả Ngài Chồ làm 291 con gia súc mắc bệnh. Tính đến thời điểm này, đã có 65 con gia súc phải tiêu hủy, trong đó có 48 con bò và 17 con lợn.