Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha

Cây nưa, một loại cây trồng lấy củ làm bột ở tỉnh Trà Vinh đã bị nông dân “lãng quên” từ hàng chục năm nay.
Thế nhưng ba năm gần đây, sản phẩm bột nưa đã trở thành mặt hàng hiếm, có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng/ha đối với hơn 25 hộ nông dân trồng nưa ở xã An Quãng Hữu, huyện Trà Cú (Trà Vinh).
Cây nưa rất dễ trồng, chi phí phân bón ít, nhất là không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì cây nưa không bao giờ bị sâu rầy tấn công.
Loại cây này phát triển tốt trên đất giồng cát cao và đất thịt. Thời gian xuống giống vào tháng 4 Âm lịch và thu hoạch vào cuối tháng 9 Âm lịch. Bình quân, 1 ha nưa thu hoạch củ chế biến được 1.500kg bột.
Củ nưa được đưa vào máy xay, sau đó lọc qua hai đến ba lần nước sạch, lấy bột đem phơi khô, bột rất mịn, có mầu trắng tinh.
Ông Nguyễn Sương Chiều, ấp Vàm, xã An Quãng Hữu đã trồng cây nưa hơn 30 năm nay cho biết, cây nưa có mặt ở vùng đất Trà Vinh đã lâu đời.
Trước đây, hầu hết người dân trồng nưa với diện tích ít với nhu cầu lấy bột nưa để làm thuốc bởi bột nưa có tác dụng tốt trong việc làm nhuận trường, giải nhiệt.
Khoảng ba năm nay, một vài thương lái từ TP Hồ Chí Minh tìm đến địa phương đặt hàng thu mua bột nưa với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg. Nhờ vậy, nhiều hộ dân trong xã đã khôi phục lại diện tích trồng cây nưa đến nay được hơn 4 ha.
UBND xã An Quãng Hữu cho biết, việc đa dạng hóa cây trồng nhưng phù hợp thực tế địa phương là một hướng đi mới giúp người dân hạn chế được tình trạng cung vượt cầu.
Tuy nhiên, nếu được tổ chức sản xuất theo hướng khép kín với sự liên kết đầu tư trang thiết bị và chuyển giao khoa học kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế cho người trồng nưa sẽ cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây nhu cầu ớt xuất khẩu sang các nước châu Á như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc tăng mạnh nên giá ớt luôn ở mức khá cao.

Phát huy lợi thế vùng núi cao, ông Bùi Văn Thuân, thôn Nga 3, xã Cúc Phương (Nho Quan - Ninh Bình) đã mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi hươu. Qua gần chục năm, mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông cho hiệu quả kinh tế cao, hằng năm có thu nhập đạt trên 100 triệu đồng và giúp đỡ nhiều hộ gia đình khác về con giống để phát triển kinh tế.

Phát huy lợi thế của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thuần nông, thời gian qua, nuôi bò thịt đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả được người dân huyện Hồng Ngự chú trọng.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hình này, bà con không cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người trồng giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Dong riềng trồng để lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: chế biến tinh bột, miến và các sản phẩm khác. So với một số cây trồng, dong riềng có sức sống mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng ở ruộng sản suất hoặc có tận dụng đất vườn nhà mà vẫn cho năng suất củ.