Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha

Cây nưa, một loại cây trồng lấy củ làm bột ở tỉnh Trà Vinh đã bị nông dân “lãng quên” từ hàng chục năm nay.
Thế nhưng ba năm gần đây, sản phẩm bột nưa đã trở thành mặt hàng hiếm, có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng/ha đối với hơn 25 hộ nông dân trồng nưa ở xã An Quãng Hữu, huyện Trà Cú (Trà Vinh).
Cây nưa rất dễ trồng, chi phí phân bón ít, nhất là không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì cây nưa không bao giờ bị sâu rầy tấn công.
Loại cây này phát triển tốt trên đất giồng cát cao và đất thịt. Thời gian xuống giống vào tháng 4 Âm lịch và thu hoạch vào cuối tháng 9 Âm lịch. Bình quân, 1 ha nưa thu hoạch củ chế biến được 1.500kg bột.
Củ nưa được đưa vào máy xay, sau đó lọc qua hai đến ba lần nước sạch, lấy bột đem phơi khô, bột rất mịn, có mầu trắng tinh.
Ông Nguyễn Sương Chiều, ấp Vàm, xã An Quãng Hữu đã trồng cây nưa hơn 30 năm nay cho biết, cây nưa có mặt ở vùng đất Trà Vinh đã lâu đời.
Trước đây, hầu hết người dân trồng nưa với diện tích ít với nhu cầu lấy bột nưa để làm thuốc bởi bột nưa có tác dụng tốt trong việc làm nhuận trường, giải nhiệt.
Khoảng ba năm nay, một vài thương lái từ TP Hồ Chí Minh tìm đến địa phương đặt hàng thu mua bột nưa với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg. Nhờ vậy, nhiều hộ dân trong xã đã khôi phục lại diện tích trồng cây nưa đến nay được hơn 4 ha.
UBND xã An Quãng Hữu cho biết, việc đa dạng hóa cây trồng nhưng phù hợp thực tế địa phương là một hướng đi mới giúp người dân hạn chế được tình trạng cung vượt cầu.
Tuy nhiên, nếu được tổ chức sản xuất theo hướng khép kín với sự liên kết đầu tư trang thiết bị và chuyển giao khoa học kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế cho người trồng nưa sẽ cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trồng cây gì, nuôi con gì, chăm sóc thế nào, hạch toán ra sao, đâu là chiến lược phát triển, đầu ra? Đó là những câu hỏi thường trực của các cá nhân, doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào nông nghiệp.

Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Quảng Trị đã có những bứt phá về kinh tế đáng tự hào, trong đó đáng chú ý là thu nhập của người dân tăng rõ rệt.

Với gần 70% dân số sống ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo với tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm đến 47%, nên trong giai đoạn 2015-2020.

Ngày 30.9, gia đình ngư dân Ngô Văn Đấu (51 tuổi, ở tổ 44, khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) xác nhận:

Những ngày gần đây, mưa dầm xuất hiện trên diện rộng, triều cường dâng cao làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông trong giai đoạn thu hoạch trên địa bàn tỉnh bị ngập, đổ ngã làm chi phí thuê công cắt tăng, lúa thu hoạch xong không có nơi tiêu thụ, giá bán liên tục sụt giảm