Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cây Mắc Ca Không Dễ

Trồng Cây Mắc Ca Không Dễ
Ngày đăng: 03/03/2015

Không chỉ những hộ dân đang ấp ủ dự định trồng cây “tỷ đô” trên đất thiếu nước mà còn có đơn vị đang chuẩn bị xin lập dự án trồng hàng chục ha mắc ca ở vùng khu Lê.

Sức hút từ cây mắc ca

Trong hoàn cảnh nhiều sản phẩm cây trồng tại địa phương, từ mủ cao su, hạt điều  đến cả trái thanh long đều không được giá trong năm thì câu chuyện về cây trồng được xếp vào loại cây “tỷ đô” là mắc ca trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý của nông dân. Chưa hết, vốn đã quen với biến động giá cả, cũng đã từng chạy theo cây có giá cao mà chặt cây đang trồng có giá thấp nên những người có đất cũng bắt đầu tìm hiểu về cây mắc ca như một cơ hội để làm giàu nhanh, dù có nghe khuyến cáo loại cây trồng này thích hợp nhất ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.

Nhưng theo họ, đây mới là thích hợp nhất, bên cạnh sẽ còn vùng thích hợp khác, vả lại cây mắc ca phát triển tốt ở Úc mà khí hậu ở nước này có nét tương đồng với vùng Bình Thuận. Thêm nữa, trồng mắc ca còn được hưởng chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước, riêng về nhu cầu thị trường thế giới thì nguồn cung cấp chỉ mới đáp ứng 25%... Với người trồng, đầu ra thông thoáng, được giá cao là đã quyết định, trong khi hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng vượt trội mà thị trường thế giới đang hướng đến.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhân hạt mắc ca có chứa nhiều đường bột, chất khoáng, vitamin, với hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc, hạt điều. Đồng thời còn so sánh 2 thìa cà phê bột mắc ca có lượng canxi nhiều gấp 3 lần 1 cốc sữa đầy. Ngoài ra, hạt mắc ca còn có công dụng trong việc giảm cholesterol, chữa các bệnh về trầm cảm, bổ xương, khớp, giúp tăng cường trí nhớ… Vì vậy, nó được dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem…

Còn dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn. Tất cả đã tạo ra làn sóng quan tâm đến cây mắc ca, không chỉ những hộ dân đang ấp ủ dự định trồng cây mới trên đất thiếu nước mà còn có đơn vị đang chuẩn bị xin lập dự án trồng hàng chục ha mắc ca ở vùng khu Lê.

Vẫn cần công nghệ chế biến, xuất khẩu

Theo một số tài liệu, cây mắc ca sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm, không chịu được điều kiện ngập úng. Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 12oC đến 32oC, nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 12oC đến 21oC, tốt nhất là 18oC.

Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 12oC và cao hơn 21oC cây mắc ca đều khó hình thành chồi hoa. Đòi hỏi của nhiệt độ này phù hợp với Tây Nguyên hơn là Tây Bắc và miền Trung. Tại Việt Nam, hình thành chồi hoa diễn ra trong tháng 11 và nở hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Nếu gặp nắng hạn, hoa sẽ bị rụng và để khắc phục, người ta phải tưới nước vào thời điểm này...

Nói chung, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Bình Thuận có thích hợp để cây mắc ca phát triển không thì chuyện trồng rồi mới biết. Nông dân vốn đam mê tìm tòi nghĩ thế. Mặt khác, còn vì thực tế, có những vùng trong tỉnh cũng trồng cao su, cà phê, ca cao, những cây trồng của đất Tây Nguyên.

Tuy nhiên, điều muốn nói ở đây là giá hạt mắc ca cũng biến động theo từng thời điểm trên thị trường và khi các tỉnh Tây Nguyên phủ xanh cây mắc ca thì giá sẽ giảm, không giống như giá của hiện tại, từ 500.000 - 700.000 đồng/ kg còn vỏ khô. Vì thế, dù là cây “tỷ đô”, mắc ca cũng cần phải xây dựng chiến lược cho chế biến và xuất khẩu để nâng cao giá trị xuất khẩu và nhất là giảm tỷ lệ xuất khẩu thô với giá rẻ.

Và đây cũng là điểm yếu của các cây trồng được xem là lợi thế ở tỉnh, vì thế, nếu ai muốn trồng cây mắc ca cần tính toán mọi điều thật thận trọng trước khi quyết định. Theo ông Phạm Hữu Thủ, Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nếu sắp tới có dự án đề nghị trồng cây mắc ca, phòng cũng tham mưu theo hướng phải chắc chắn về chế biến thì mới triển khai…


Có thể bạn quan tâm

Trắng Tay Vì Tôm Thẻ Chân Trắng Trắng Tay Vì Tôm Thẻ Chân Trắng

Rời làng nuôi tôm hùm Xuân Tự 1, 2, xã Vạn Hưng (Vạn Ninh, Khánh Hoà), tôi tìm đến phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Tại đây, rất dễ bắt gặp những giọt nước mắt người nuôi tôm.

20/06/2013
Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

27/07/2013
Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá Ở Cà Mau Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá Ở Cà Mau

Giờ đây con cá chình, cá bống tượng là đối tượng nuôi không còn xa lạ với nông dân Cà Mau. Nghề nuôi cá đang trên đà phát triển thịnh vượng thì trong vài tháng trở lại đây, con cá chình, cá bống tượng lại rớt giá, khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.

13/09/2012
Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận

Với 3 hộ ở xã Tri Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.

24/09/2012
Nông Dân Huyện Mỹ Xuyên Thu Hoạch Dứt Điểm Diện Tích Lúa Trên Nền Tôm Ở Sóc Trăng Nông Dân Huyện Mỹ Xuyên Thu Hoạch Dứt Điểm Diện Tích Lúa Trên Nền Tôm Ở Sóc Trăng

Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

04/03/2013