Trồng Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng/ha Ở Châu Thành (Hậu Giang)

Theo Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Châu Thành (Hậu Giang), tổng diện tích vườn trái cây của huyện gần 9.250ha, nhiều nhất là cây có múi. Trong đó, cam sành có 4.965ha, chiếm 53% diện tích cây ăn trái, còn lại là bưởi 1.705ha và một số cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, như: chanh không hạt, mít, xoài, vú sữa, măng cầu…
Ước tính trung bình mỗi năm, người trồng cây ăn trái của huyện có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha. Nhờ vậy, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giàu.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện hiện có 110 máy GĐLH, chiếm 50% tổng số máy toàn tỉnh; đảm bảo thu hoạch 65% diện tích lúa Đông xuân, 67% vụ Hè thu, 83% vụ Thu đông, giảm 3% lượng lúa thất thoát trong năm so cắt thủ công (tương đương gần 41 tỉ đồng). Lợi nhuận tính trên 1ha khi thu hoạch bằng máy GĐLH so với thu hoạch thủ công là 4,3 triệu đồng.

Thông tin hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam sẽ được xuất sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm đã mở hướng mới cho sản xuất trái cây trong nước và xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với trái cây Việt Nam không phải ở số lượng hay tính đặc sản mà là chất lượng.

Thực hiện quy hoạch vùng chuyển đổi, đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa 100ha tại các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên cho giá trị kinh tế gấp từ 1,2 – 1,5 lần so với cấy lúa thường.

Không hiểu sao mỗi năm cứ đến thời điểm thu hoạch chính của các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong, tôm lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Người nuôi tôm ở khu vực này rất lo lắng cho những vụ kế tiếp khi giá tôm cũng có chiều hướng giảm mạnh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét giảm các điều kiện cho vay (về lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản bảo đảm…).