Trồng Cây Ăn Trái Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Qua tìm hiểu, nghiên cứu sách báo, tham quan các mô hình trồng cây của bạn bè, cuối năm 2009, gia đình ông Nguyễn Ngọc Vân (58 tuổi), ở tổ dân phố 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã chuyển đổi diện tích 3,5 ha điều và cà phê sang trồng cây ăn trái là quýt đường, cam sành và bưởi da xanh. Các giống cây đã trồng đều được gia đình đặt mua ở Bến Tre.
Sau 2 năm trồng thì đến năm 2012, vườn quýt, cam của gia đình ông đã cho thu hoạch; đến năm nay, cây bưởi cũng đã cho trái vụ đầu tiên. Năm vừa qua, tổng sản lượng các loại trái cây là hơn 30 tấn, sau khi trừ chi phí sản xuất, mang lại thu nhập hơn 400 triệu đồng. Dự tính trong năm nay, gia đình ông sẽ thu hoạch được khoảng 50 – 60 tấn, thu nhập ước đạt 700-800 triệu đồng.
Hiện nay, gia đình ông Vân đang tiếp tục mở rộng mô hình, cải tạo đất, trồng thêm 8.000 cây cam sành, bưởi da xanh trên diện tích hơn 4 ha. Để mô hình cây ăn trái đa dạng hơn, ông Vân còn trồng thêm bơ và ổi ghép trong vườn của mình; đồng thời tiến tới xây dựng trang trại theo tiêu chuẩn VietGap, tạo thương hiệu hơn nữa cho trái cây Đắk Nông.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, gần 20ha nghêu trong bãi nghêu của Hợp tác xã (HTX) Thắng Lợi (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) bị thiệt hại.

Tuy cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đến cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long đều nắm rõ quy định của Bộ Nông nghiệp- PTNT cấm nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) nước ngọt nhưng hiện tình hình nuôi tôm TCT trái phép trên địa bàn tỉnh chưa chấm dứt triệt để- nhất là 2 huyện Vũng Liêm, Tam Bình.

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.

Ngày 19/7, kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết, sau hơn nửa năm chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ đại dương bằng điện, đến nay, ông đã chế tạo được hơn 30 bộ gây tê cá ngừ, cung cấp cho ngư dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá mỗi bộ thiết bị 25 triệu đồng, thấp hơn ba lần so với thiết bị cùng loại do Nhật Bản sản xuất.