Trồng Cau Tứ Thời Xen Ớt Sừng Bo

Ông Nguyễn Văn Măng, ở thôn Cứu Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), qua nhiều năm cải tạo vườn tạp để ươm trồng cau tứ thời xen ớt sừng bò, tới nay, bước đầu cho thu hoạch với giá trị khá cao.
Từ năm 1998, khi thấy một người dân trong làng trồng cau, ông Măng đến chơi thấy mã quả đẹp, ăn ngon, cây thấp lại có quả quanh năm, giống cau này vừa thu quả, vừa làm cảnh đều được. Từ đó ông nảy sinh ý định ươm trồng cau phục vụ nhân dân quanh vùng. Với 9 quả cau mua về, ươm được 6 cây, trải qua nhiều năm ươm trồng, tới nay, trên diện tích hơn sào vườn, ông Măng trồng được 85 cây cau (trong đó 33 cây cho thu buồng, 35 cây báo bói, số còn lại là cau mới trồng). Ông cho biết: Nếu bán cau giống (3–4 năm tuổi), mỗi cây cũng cho thu từ 60 – 80 ngàn đồng, còn nếu để bán quả cho các đám giỗ, chạp, hiếu, hỷ... mỗi năm 1 cây cho ra 3 – 4 buồng với khoảng 200 – 300 quả, bán với giá 400 – 600đ/quả, tính chung, 33 cây cũng cho thu hơn 2,5 triệu đồng.
Để tận dụng khoảng cách giữa các hàng cau, ông Măng trồng xen 400 cây ớt sừng bò, hiện nay ớt đang cho thu hoạch, "phụ thu" từ cây trồng xen cũng cho thu nhập 250 – 300 ngàn đồng/năm.
Do địa thế vườn ở nơi thường xuyên có người qua lại, thấy vườn cau đẹp họ hay hỏi mua giống về trồng, thế là ông Măng dành khoảng 10m2 ở góc vườn, ươm 150 cây cau phục vụ nhân dân với giá 7 – 10 ngàn đồng/cây giống. Nói về cách thức ươm trồng, ông cho biết: Khi ươm phải chọn buồng cau chín vàng (ra hoa vào tháng 8, 9 hạ buồng vào tháng 5 năm sau), cắt về, để mươi hôm cho quả cau tự rời ra, dùng túi nilon làm bầu, dồn đất lấp kín quả từ 1 – 2 cm, để bầu ở góc bể, trái nhà đều được, tuy nhiên phải thường xuyên giữ ẩm, khi cây có từ 2 – 3 lá thì đem trồng ở góc vườn, 5 lá trở đi là bán được.
Về kỹ thuật trồng: Đào hố có đường kính 30cm, sâu 25cm, bón lót chút ít phân tổng hợp NPK, sau đó bứng bầu đem trồng, cây nọ cách cây kia từ 4 –5m (giữa các hàng cau có thể trồng xen ớt hoặc khoai sọ). Thường xuyên kiểm tra, nếu thấy xuất hiện sâu xám là phải phòng trừ ngay bằng thuốc hóa học.
Từ hơn 3 sào vườn cho thu nhập thấp, tới nay đã cho thu gần 3 triệu đồng/năm, công sức lao động bấy lâu của ông Măng đã được đền bù .
Có thể bạn quan tâm

Bệnh gây hại nặng ở vùng trồng ớt trong suốt mùa mưa trong vùng khí hậu nhiệt đới. Bệnh xãy ra rãi rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình lình héo nhanh nhưng lá không vàng

Bệnh héo xanh thường thể hiện triệu chứng ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất. Ở cây bị bệnh ban ngày lá cây mất màu nhẵn bóng, tái xanh héo cụp xuống, về ban đêm có thể hồi phục lại.

Bệnh thường gây hại từ già đến chín, nếu giống mẫn cảm bệnh gây hại cả trên trái non. Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen.

Từ đầu năm đến nay, nông dân ở hai xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B của huyện Lấp Vò thu được lãi khá cao từ trồng ớt chỉ thiên, trong đó tiêu biểu là bà Trịnh Kim Hoa ở ấp An Thái, xã Mỹ An Hưng A

Mỗi chùm ớt thường có 3-5 quả, hoa trong 1 chùm nở 3-4 ngày mới hết nên trong điều kiện chăm sóc bình thường ớt chín không tập trung, mỗi ngày phải thu hái 1 lần mất nhiều thời gian lao động. Để các trái ớt chín đều trong 1 chùm, thu hoạch nhanh giảm công lao động, nhà nông cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sau.