Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao

Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 28/06/2012

Với 5.000 m2, lãi trên 100 triệu đồng/năm đó là mô hình trồng cam sành của ông Võ Minh Tuấn ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên).

Cam sành là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hà Giang, Tuyên Quang được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng. Cây cam sành đến với ông Võ Minh Tuấn khá tình cờ khi một lần về thăm quê vợ ở tỉnh Tuyên Quang. Đứng giữa đồi cam bạt ngàn, thưởng thức vị thơm ngon của cam sành, ông Tuấn chợt nảy ý định chuyển cây cam sành vào vùng đất Sông Hinh. 

Được anh em bạn bè động viên, giúp đỡ, ông ở lại tỉnh Tuyên Quang vừa làm thuê vừa để học hỏi kinh nghiệm chiết ghép nhân giống. Đầu mùa mưa năm 2008, ông Tuấn quyết định chuyển 300 cây giống, chủ yếu là cam sành, cam giấy và một số ít cây bưởi về trồng tại vườn nhà. Sau 4 năm trồng, đến cuối năm 2011 đã có khoảng 300 cây cho thu hoạch. Với giá bán 20.000 đồng/kg cam, trừ hết chi phí ông Tuấn lãi gần 100 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, dù mới vụ đầu nhưng có nhiều người ở các địa phương khác đã đến mua hàng.

Theo ông Tuấn, kỹ thuật trồng cam sành không khó, hố trồng như cà phê (40cm x 40cm x 60cm). Mỗi hố bón lót từ 5 - 10 kg phân bò, 0,5 kg phân lân, thường xuyên làm cỏ, tạo bồn để tưới nước. Từ khi trồng đến nay, cây phát triển đều, khỏe mạnh. Cam giấy ra hoa tháng Giêng, thu hoạch khoảng tháng tám, tháng chín âm lịch, còn cam sành ra hoa khoảng tháng hai âm lịch, quả chín trước tết. Ở thời điểm ra hoa, ở các tỉnh vùng núi phía bắc thời tiết ẩm ướt, mưa phùn nhiều nên thích hợp cho việc ra hoa, đậu quả. Còn ở vùng đất Sông Hinh, nhất thiết phải chủ động tưới đủ nước trong vòng một tuần để kích thích cây ra hoa đều, đảm bảo đúng thời vụ thu hoạch. Đối với cam và bưởi, kỵ nhất là bị úng nước, dẫn đến thối rễ, chết cây, vì vậy nếu đất không có độ dốc cần phải đào rãnh thoát nước vào mùa mưa.

Từ hiệu quả thực tế của mô hình của ông Tuấn, vừa qua đã có nhiều nông dân trong huyện đến tham quan, học hỏi và mua giống.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: “Cam sành có khả năng phát triển tốt ở vùng đất Sông Hinh, mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, Phòng NN-PTNT huyện khuyến khích các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu mô hình, truyền đạt kinh nghiệm cho nông dân nhân rộng ở những diện tích phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Phòng NN-PTNT cũng đề nghị ông Tuấn tiếp tục nhân giống cam sành với số lượng hàng nghìn cây, để cung cấp giống cho bà con nông dân trong huyện có nhu cầu. Mô hình trồng cam sành của ông Tuấn đang được nhân rộng trong toàn huyện”.

Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Bệnh Tiền Giang Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Bệnh

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

04/04/2014
Tôm Sú Đang Trở Lại “Ngôi Vương” Tôm Sú Đang Trở Lại “Ngôi Vương”

Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.

25/07/2014
Kỳ Lạ Mùa Điều Bình Phước Kỳ Lạ Mùa Điều Bình Phước

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.

04/04/2014
Người Nuôi Nghêu Lại Lao Đao Người Nuôi Nghêu Lại Lao Đao

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm. Tình trạng giá nghêu thịt xuống thấp làm cho các xã viên HTX nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi lâm vào tình cảnh lao đao.

25/07/2014
Vì Sao Cá Ngừ Việt Nam Không Thể Làm Sushi? Vì Sao Cá Ngừ Việt Nam Không Thể Làm Sushi?

Dùng chày gỗ đập chết, để trên nền đất sau khi đánh bắt... là những nguyên nhân khiến cho cá ngừ Việt Nam khó xuất sang Nhật Bản để làm các món tươi sushi, sashimi.

04/04/2014