Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao

Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 28/06/2012

Với 5.000 m2, lãi trên 100 triệu đồng/năm đó là mô hình trồng cam sành của ông Võ Minh Tuấn ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên).

Cam sành là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hà Giang, Tuyên Quang được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng. Cây cam sành đến với ông Võ Minh Tuấn khá tình cờ khi một lần về thăm quê vợ ở tỉnh Tuyên Quang. Đứng giữa đồi cam bạt ngàn, thưởng thức vị thơm ngon của cam sành, ông Tuấn chợt nảy ý định chuyển cây cam sành vào vùng đất Sông Hinh. 

Được anh em bạn bè động viên, giúp đỡ, ông ở lại tỉnh Tuyên Quang vừa làm thuê vừa để học hỏi kinh nghiệm chiết ghép nhân giống. Đầu mùa mưa năm 2008, ông Tuấn quyết định chuyển 300 cây giống, chủ yếu là cam sành, cam giấy và một số ít cây bưởi về trồng tại vườn nhà. Sau 4 năm trồng, đến cuối năm 2011 đã có khoảng 300 cây cho thu hoạch. Với giá bán 20.000 đồng/kg cam, trừ hết chi phí ông Tuấn lãi gần 100 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, dù mới vụ đầu nhưng có nhiều người ở các địa phương khác đã đến mua hàng.

Theo ông Tuấn, kỹ thuật trồng cam sành không khó, hố trồng như cà phê (40cm x 40cm x 60cm). Mỗi hố bón lót từ 5 - 10 kg phân bò, 0,5 kg phân lân, thường xuyên làm cỏ, tạo bồn để tưới nước. Từ khi trồng đến nay, cây phát triển đều, khỏe mạnh. Cam giấy ra hoa tháng Giêng, thu hoạch khoảng tháng tám, tháng chín âm lịch, còn cam sành ra hoa khoảng tháng hai âm lịch, quả chín trước tết. Ở thời điểm ra hoa, ở các tỉnh vùng núi phía bắc thời tiết ẩm ướt, mưa phùn nhiều nên thích hợp cho việc ra hoa, đậu quả. Còn ở vùng đất Sông Hinh, nhất thiết phải chủ động tưới đủ nước trong vòng một tuần để kích thích cây ra hoa đều, đảm bảo đúng thời vụ thu hoạch. Đối với cam và bưởi, kỵ nhất là bị úng nước, dẫn đến thối rễ, chết cây, vì vậy nếu đất không có độ dốc cần phải đào rãnh thoát nước vào mùa mưa.

Từ hiệu quả thực tế của mô hình của ông Tuấn, vừa qua đã có nhiều nông dân trong huyện đến tham quan, học hỏi và mua giống.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: “Cam sành có khả năng phát triển tốt ở vùng đất Sông Hinh, mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, Phòng NN-PTNT huyện khuyến khích các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu mô hình, truyền đạt kinh nghiệm cho nông dân nhân rộng ở những diện tích phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Phòng NN-PTNT cũng đề nghị ông Tuấn tiếp tục nhân giống cam sành với số lượng hàng nghìn cây, để cung cấp giống cho bà con nông dân trong huyện có nhu cầu. Mô hình trồng cam sành của ông Tuấn đang được nhân rộng trong toàn huyện”.

Có thể bạn quan tâm

Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng

Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.

14/02/2015
Về Vùng Hồi No Ấm Nà Nôm Về Vùng Hồi No Ấm Nà Nôm

Sau hơn 2 năm mới có dịp quay lại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, một địa danh được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, nhờ việc những người dân nơi đây tiên phong đưa cây hồi - một loại cây lưỡng dụng vừa là cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa là cây dược liệu giúp người dân có thu nhập ổn định hàng năm từ hai loại sản phẩm Hoa thực tế là quả hồi và Tinh dầu vào trồng thành công tại vùng đất này.

14/02/2015
Ngày Xuân Ngày Xuân "Trảy Hội" Xuống Đồng

Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.

14/02/2015
Bi Hài Bản Quyền Cho Nông Sản “Độc” Bi Hài Bản Quyền Cho Nông Sản “Độc”

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.

14/02/2015
Tây Nguyên Sẽ Có 250.000 Ha Cây Mắc Ca Trong 5 Năm Tới Tây Nguyên Sẽ Có 250.000 Ha Cây Mắc Ca Trong 5 Năm Tới

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.

14/02/2015