Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao

Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 28/06/2012

Với 5.000 m2, lãi trên 100 triệu đồng/năm đó là mô hình trồng cam sành của ông Võ Minh Tuấn ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên).

Cam sành là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hà Giang, Tuyên Quang được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng. Cây cam sành đến với ông Võ Minh Tuấn khá tình cờ khi một lần về thăm quê vợ ở tỉnh Tuyên Quang. Đứng giữa đồi cam bạt ngàn, thưởng thức vị thơm ngon của cam sành, ông Tuấn chợt nảy ý định chuyển cây cam sành vào vùng đất Sông Hinh. 

Được anh em bạn bè động viên, giúp đỡ, ông ở lại tỉnh Tuyên Quang vừa làm thuê vừa để học hỏi kinh nghiệm chiết ghép nhân giống. Đầu mùa mưa năm 2008, ông Tuấn quyết định chuyển 300 cây giống, chủ yếu là cam sành, cam giấy và một số ít cây bưởi về trồng tại vườn nhà. Sau 4 năm trồng, đến cuối năm 2011 đã có khoảng 300 cây cho thu hoạch. Với giá bán 20.000 đồng/kg cam, trừ hết chi phí ông Tuấn lãi gần 100 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, dù mới vụ đầu nhưng có nhiều người ở các địa phương khác đã đến mua hàng.

Theo ông Tuấn, kỹ thuật trồng cam sành không khó, hố trồng như cà phê (40cm x 40cm x 60cm). Mỗi hố bón lót từ 5 - 10 kg phân bò, 0,5 kg phân lân, thường xuyên làm cỏ, tạo bồn để tưới nước. Từ khi trồng đến nay, cây phát triển đều, khỏe mạnh. Cam giấy ra hoa tháng Giêng, thu hoạch khoảng tháng tám, tháng chín âm lịch, còn cam sành ra hoa khoảng tháng hai âm lịch, quả chín trước tết. Ở thời điểm ra hoa, ở các tỉnh vùng núi phía bắc thời tiết ẩm ướt, mưa phùn nhiều nên thích hợp cho việc ra hoa, đậu quả. Còn ở vùng đất Sông Hinh, nhất thiết phải chủ động tưới đủ nước trong vòng một tuần để kích thích cây ra hoa đều, đảm bảo đúng thời vụ thu hoạch. Đối với cam và bưởi, kỵ nhất là bị úng nước, dẫn đến thối rễ, chết cây, vì vậy nếu đất không có độ dốc cần phải đào rãnh thoát nước vào mùa mưa.

Từ hiệu quả thực tế của mô hình của ông Tuấn, vừa qua đã có nhiều nông dân trong huyện đến tham quan, học hỏi và mua giống.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: “Cam sành có khả năng phát triển tốt ở vùng đất Sông Hinh, mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, Phòng NN-PTNT huyện khuyến khích các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu mô hình, truyền đạt kinh nghiệm cho nông dân nhân rộng ở những diện tích phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Phòng NN-PTNT cũng đề nghị ông Tuấn tiếp tục nhân giống cam sành với số lượng hàng nghìn cây, để cung cấp giống cho bà con nông dân trong huyện có nhu cầu. Mô hình trồng cam sành của ông Tuấn đang được nhân rộng trong toàn huyện”.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Khoai Môn Sáp, 1 Vốn 4 Lời Trồng Khoai Môn Sáp, 1 Vốn 4 Lời

Mấy năm gần đây, nông dân ở các tỉnh ĐBSCL phấn khởi vì trồng khoai môn sáp cho thu nhập cao. Anh Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tại khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) trồng 10.000m2 khoai môn sắp thu hoạch cho biết: Khoai môn sáp cho củ to (từ 1,5 – 2 kg/củ), chất lượng thơm ngon là mặt hàng XK có giá ổn định. Khoai môn sáp rất dễ chăm sóc, ít phân bón, trồng được quanh năm.

05/08/2014
Bàu Bàng Quan Tâm Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới Bàu Bàng Quan Tâm Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới

Về chăn nuôi, toàn huyện hiện có 143.968 con gia súc, 667.000 con gia cầm các loại. Để nông dân yên tâm chăn nuôi, ngành thú y luôn chú trọng triển khai tiêm phòng kịp thời vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra các ổ dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi.

05/08/2014
Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm

Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.

05/08/2014
Hội Viên Nông Dân Vay Trên 862 Tấn Phân Bón Phục Vụ Sản Xuất Hội Viên Nông Dân Vay Trên 862 Tấn Phân Bón Phục Vụ Sản Xuất

Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...

06/08/2014
Từng Bước Phát Triển Nghề Trồng Hoa Kiểng Từng Bước Phát Triển Nghề Trồng Hoa Kiểng

Những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) phát triển mạnh và thu hút nhiều hộ tham gia. Để liên kết các hộ trồng hoa kiểng và từng bước đưa nghề trồng kiểng của địa phương phát triển bền vững, tháng 2/2014, Hội Nông dân xã cho ra đời Chi hội trồng hoa kiểng.

06/08/2014