Trồng cam lỗ nặng

Theo nhà vườn ở Hậu Giang, giá cam sành ở tỉnh này giảm gần 1 tháng qua nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tăng lại. Cụ thể, giá cam được thương lái thu mua khoảng 15.000 đồng/kg, giảm gần gấp đôi so với đầu vụ. Mặc dù, giá giảm mạnh nhưng mức tiêu thụ vẫn chậm, khó bán, đầu ra không ổn định.
Nguyên nhân, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường, lũ lụt ở một số tỉnh phía Bắc và miền Trung cùng với thời điểm vào chính vụ thu hoạch nên giá cam sành rớt mạnh. Cùng với đó, diện tích cam sành bị sâu bệnh tấn công, chất lượng quả giảm, mất đi thương hiệu cam sành nên người tiêu dụng quay lưng…
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, Hậu Giang có diện tích trồng cam sành khoảng 10.000ha, trong đó đã có gần 7.000ha cam sành bị nhiễm bệnh, chủ yếu là bệnh vàng lá gân xanh (Greening).
Có thể bạn quan tâm

Nếu trước đây đi thăm các trang trại nuôi đà điểu, chúng tôi cảm nhận được kỳ vọng và niềm hân hoan của người dân khi thử sức với mô hình mới, vật nuôi mới, thì giờ đây bà con lại muốn bán thốc, bán tháo vì càng nuôi càng lỗ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các chuyên gia, giới doanh nghiệp 2 nước Việt Nam, Australia liên kết chặt chẽ, đóng góp ý kiến đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi các nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu và rất ít sản phẩm xuất khẩu nên khó cạnh tranh.

Ông Lê Văn Dũng - Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, có tình trạng thật giả lẫn lộn trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng nhưng công tác quản lý gặp khó khăn.

Hiện nay, nông dân ở ĐBSCL chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân 2015 - 2016 trong tình hình thời tiết khá bất thường.