Trồng Cà Phê Xen Sầu Riêng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nói đến vùng đất đồi núi xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận), người ta thường nói đến các mô hình trồng cây ăn trái. Ở đó có những con người biết vượt khó để xây dựng mô hình kinh tế ổn định, cho thu nhập hơn trăm triệu đồng mỗi năm.
Đến thăm mô hình trồng cà phê xen sầu riêng của gia đình bà Đặng Thị Mừng, thôn Đa Kim, xã Đa Mi, mới thấy cách làm kinh tế hiệu quả của người phụ nữ ở tuổi 52. Trên diện tích 2 ha đất đồi núi, gia đình bà mạnh dạn đưa vào trồng sầu riêng hạt lép và cây cà phê. Bao công chăm sóc, bà đã chinh phục được vùng đất mới bằng chính sức lực của mình.
Rời miền quê Bắc Trung bộ vào vùng đất Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc lập nghiệp được gần 10 năm nay. Đó là chừng ấy thời gian gia đình bà nếm trải nhiều khổ cực. Khi về đây, cả gia đình bà vay mượn, tích góp tiền mua 2 ha đất ven đồi để trồng cây ăn trái và một số loại cây khác như cà phê, mít tố nữ.
Bà Mừng cho biết: “Ban đầu chỉ trồng gần 100 cây sầu riêng Thái hạt lép, khi sầu riêng được 3 năm tuổi mới bắt đầu trồng xen cây cà phê để tiện chăm sóc. Bước sang năm thứ tư, sầu riêng phát triển lên cao tạo sự thông thoáng, cà phê cũng bắt đầu sinh trưởng phát triển tầng bên dưới.
Đến năm thứ năm, vườn sầu riêng cho trái mùa đầu tiên, lúc này cà phê trồng xen cũng cho trái. Những năm trước thời tiết thuận lợi, thu hoạch sầu riêng rất khá, trung bình mỗi năm lãi hơn 70 triệu đồng, cà phê cũng cho thu nhập không kém. Năm vừa rồi, tính cả sầu riêng và cà phê trừ chi phí, lãi gần 150 triệu đồng”.
Trên vùng đất đồi, rất khó để sản xuất các loại hoa màu, chỉ thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái, cây công nghiệp, đây là một ưu thế để bà mạnh dạn đầu tư. Trên diện tích 2 ha, bà trồng hết cà phê xen dưới tán sầu riêng. Khi chăm sóc tưới nước, bón phân rất thuận tiện nên cả hai cây đều sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Mỗi năm, bà thu hoạch 2 mùa, sầu riêng thu trước, sau đó bắt đầu thu cà phê. Đến nay mô hình đã cho thu hoạch gần 4 năm.
Hiện mùa này gia đình bà đã thu hoạch xong sầu riêng khoảng 10 tấn, bán giá 15 đến 17 ngàn đồng/kg tại vườn, lãi gần 100 triệu đồng. Hiện vườn cà phê trồng xen rất nhiều trái cũng đang bước vào thu hoạch. Với lượng trái này, ước tính thu sẽ cao hơn năm ngoái.
Theo các gia đình chuyên trồng cà phê xen dưới tán sầu riêng ở vùng đất xã Đa Mi cho biết, so với trồng độc canh, thì việc xen canh một số cây trồng trong vườn sầu riêng hiệu quả kinh tế cao hơn. “Tận dụng được đất trống, hạn chế cỏ dại, lợi công chăm sóc.
Cây cà phê được cây sầu riêng che bóng phủ kín dưới gốc, giữ được độ ẩm, giảm lượng nước tưới, chống được khô hạn. Bên cạnh đó còn có tác dụng giữ nguồn nước ngầm nên mỗi năm thay vì tưới nước nhiều đợt cho cà phê, thì nay giảm đi một phần số lần tưới nước, tiết kiệm chi phí. Hiện nhiều gia đình ở xã vùng cao Đa Mi đã áp dụng mô hình, ông Lê Văn Thoạn - cán bộ xã Đa Mi nói.
Có thể bạn quan tâm

Niềm vui vì vụ vải thiều được giá vừa kịp lắng xuống, nay người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đang đứng ngồi không yên trước hiện tượng cây vải chết hàng loạt.

Sau loạt “Báo động việc nông dân bỏ ruộng”, NTNN trao đổi với ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển NT (Bộ NNPTNT) - để lý giải sâu hơn vấn đề này cũng như tìm giải pháp.

“Mấy chú xuống trễ quá, phải cách đây 2 ngày là vui lắm, anh em mới thịt một con heo ăn mừng vụ mùa thành công”, ông Nguyễn Minh Phối, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), nhanh miệng khoe khi chúng tôi vừa đến thăm.

Xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) hiện mở rộng diện tích sản xuất cá giống lên gần 130 ha mặt nước với sản lượng mỗi năm khoảng 100 triệu con cá giống các loại cung ứng thị trường. Các loại cá giống được sản xuất đại trà tại địa phương gồm tai tượng, trê lai, phi dòng gifl, điêu hồng...

Gần mười ngày nay, cá dìa con xuất hiện nhiều tại vùng dừa ngập mặn xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (Quảng Nam). Người dân làng chài Cẩm Thanh cho biết, mỗi ngày họ có thể bắt khoảng một kg cá dìa con (tương đương 1.000 con).