Trồng Cà Chua Trái Vụ Thu Nhập Cao

Vài năm trở lại đây, nông dân xã Bắc Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đã áp dụng nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công. Trong đó, mô hình đưa cây cà chua vào trồng trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trước kia, người dân xã Bắc Sơn chỉ quen trồng cà chua chính vụ. Do thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây cà chua phát triển nhanh, năng suất trung bình đạt 5 - 6 tạ/sào, chất lượng, mẫu mã tốt.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ cà chua rất khó khăn. Nông dân nơi đây không có thói quen dùng thuốc bảo quản, để quả chín tự nhiên nên nếu không tiêu thụ kịp thời chỉ vài ngày là cà chua hỏng. Biết điểm yếu ấy, nhiều tư thương ép giá, có khi chỉ còn 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Nhận thấy trồng cà chua chính vụ cho thu nhập thấp, vài năm trở lại đây, nhiều nông dân xã Bắc Sơn đã áp dụng mô hình trồng cà chua trái vụ. Anh Dương Công Noi, người áp dụng thành công mô hình, cho biết: “Thông thường, cà chua chính vụ trồng vào đầu năm, nay vẫn quy trình sản xuất ấy nhưng thời gian xuống giống vào giữa năm.
Vì là trái vụ nên giá cà chua cao ngất, trung bình 10.000 - 15.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 20.000 đồng/kg. Nhà tôi trồng 3 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), năng suất bình quân gần 6 tạ/sào, thu về khoảng 7 - 9 triệu đồng/vụ”.
Ông Dương Văn Đôn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bắc Sơn đánh giá: “Cùng với nếp cái hoa vàng, cà chua trái vụ đã trở thành loại cây mang lại thu nhập cao cho người dân. Trồng cà chua trái vụ, chi phí bỏ ra chỉ 500.000 - 600.000 đồng/sào nhưng thu lãi cao gấp 2-3 lần so với chính vụ.
Hiện, xã Bắc Sơn có khoảng 3ha cà chua trái vụ, sản lượng ước trên 100 tấn quả. Từ mô hình này, nhân dân đã có thêm việc làm lúc nông nhàn, tận dụng được diện tích đất sản xuất, tạo bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng”.
Giờ đây, trên khắp đồng đất xã Bắc Sơn, người dân đã quen dần với cà chua trái vụ. Nhiều gia đình chuyển hẳn sang thâm canh cà chua trái vụ để tăng thu nhập, tăng vòng quay của đất và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên thực hiện dự án “trồng thử nghiệm nấm rơm” trên địa bàn thị xã. Mô hình này bước đầu được đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân sau khi tham gia mô hình đã nhân rộng sản xuất ở những vụ tiếp theo.

Anh Lê Ngọc Trắng, ấp 3, xã Trung An, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang do không có nhiều đất để canh tác đã chọn mô hình nuôi cá tra dài ngày và cá tai tượng, mang lại hiệu quả kinh tế; đồng thời nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm để bà con cùng phát triển.

Ngày 6-8, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê vối, cây hồ tiêu cho 50 nông dân ở xã Biển Hồ.

Đó là nhận định của Bí thư Đảng ủy xã Bạch Đằng (Tân Uyên, Bình Dương) Nguyễn Thanh Âm. Bí thư Nguyễn Thanh Âm cho biết thêm, Bạch Đằng hiện có 1.471 hộ dân. Qua thống kê, giám sát và đánh giá 6 tháng đầu năm 2013, mức thu nhập bình quân đầu người của xã Bạch Đằng đạt khoảng 25 triệu đồng/năm.

Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã chủ động đề xuất nhiều chương trình, dự án cụ thể với cấp ủy, chính quyền, T.Ư Hội NDVN nhằm hỗ trợ ND phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây cũng là cách “rèn” cán bộ qua công việc cụ thể.