Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cà Chua Trái Vụ Thu Nhập Cao

Trồng Cà Chua Trái Vụ Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 27/12/2013

Vài năm trở lại đây, nông dân xã Bắc Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đã áp dụng nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công. Trong đó, mô hình đưa cây cà chua vào trồng trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước kia, người dân xã Bắc Sơn chỉ quen trồng cà chua chính vụ. Do thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây cà chua phát triển nhanh, năng suất trung bình đạt 5 - 6 tạ/sào, chất lượng, mẫu mã tốt.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ cà chua rất khó khăn. Nông dân nơi đây không có thói quen dùng thuốc bảo quản, để quả chín tự nhiên nên nếu không tiêu thụ kịp thời chỉ vài ngày là cà chua hỏng. Biết điểm yếu ấy, nhiều tư thương ép giá, có khi chỉ còn 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Nhận thấy trồng cà chua chính vụ cho thu nhập thấp, vài năm trở lại đây, nhiều nông dân xã Bắc Sơn đã áp dụng mô hình trồng cà chua trái vụ. Anh Dương Công Noi, người áp dụng thành công mô hình, cho biết: “Thông thường, cà chua chính vụ trồng vào đầu năm, nay vẫn quy trình sản xuất ấy nhưng thời gian xuống giống vào giữa năm.

Vì là trái vụ nên giá cà chua cao ngất, trung bình 10.000 - 15.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 20.000 đồng/kg. Nhà tôi trồng 3 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), năng suất bình quân gần 6 tạ/sào, thu về khoảng 7 - 9 triệu đồng/vụ”.

Ông Dương Văn Đôn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bắc Sơn đánh giá: “Cùng với nếp cái hoa vàng, cà chua trái vụ đã trở thành loại cây mang lại thu nhập cao cho người dân. Trồng cà chua trái vụ, chi phí bỏ ra chỉ 500.000 - 600.000 đồng/sào nhưng thu lãi cao gấp 2-3 lần so với chính vụ.

Hiện, xã Bắc Sơn có khoảng 3ha cà chua trái vụ, sản lượng ước trên 100 tấn quả. Từ mô hình này, nhân dân đã có thêm việc làm lúc nông nhàn, tận dụng được diện tích đất sản xuất, tạo bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng”.

Giờ đây, trên khắp đồng đất xã Bắc Sơn, người dân đã quen dần với cà chua trái vụ. Nhiều gia đình chuyển hẳn sang thâm canh cà chua trái vụ để tăng thu nhập, tăng vòng quay của đất và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.


Có thể bạn quan tâm

Một số kinh nghiệm trong sản xuất và xử lý ra hoa trên xoài cát Hòa Lộc Một số kinh nghiệm trong sản xuất và xử lý ra hoa trên xoài cát Hòa Lộc

Cái Bè là một huyện có diện tích trồng xoài lớn nhất tỉnh Tiền Giang, chủng loại đa dạng như: xoài Cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài 3 mùa mưa, xoài Đài Loan, xoài Thái… tập trung ở các xã Hòa Hưng, Tân Thanh, Tân Hưng, An Hữu, An Thái Đông, Mỹ Lương, An Thái Trung, Mỹ Đức Tây…

13/04/2015
Đột phá thanh long Đột phá thanh long

Cây thanh long được xem là cây trồng lợi thế của Bình Thuận. Với diện tích đến nay khoảng 30.000 ha, sản lượng trên 500.000 tấn (chiếm khoảng 80% diện tích và sản lượng cả nước), thanh long Bình Thuận đang trở thành thương hiệu nổi tiếng ở trong nước và còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều hộ, nhiều vùng trồng thanh long không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo mà còn nhanh chóng trở nên sung túc, giàu có.

13/04/2015
Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao

Nhiều năm liền, anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

13/04/2015
Tâm huyết cùng trái cây sạch Tâm huyết cùng trái cây sạch

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc là mô hình điểm sản xuất giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới của TX.Long Khánh (Đồng Nai). Nhiều xã viên khá lên, thậm chí làm giàu nhờ ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP để sản xuất trái cây sạch cung ứng cho thị trường.

13/04/2015
Dưa rẻ như bèo! Dưa rẻ như bèo!

Thời tiết khắc nghiệt đã khiến các hộ trồng dưa hấu ở xã Ninh Trung (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) điêu đứng. Hàng tấn dưa thu hoạch xong đang chất đống chờ người mua với giá rẻ.

13/04/2015