Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cà Chua Trái Vụ Thu Nhập Cao

Trồng Cà Chua Trái Vụ Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 27/12/2013

Vài năm trở lại đây, nông dân xã Bắc Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đã áp dụng nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công. Trong đó, mô hình đưa cây cà chua vào trồng trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước kia, người dân xã Bắc Sơn chỉ quen trồng cà chua chính vụ. Do thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây cà chua phát triển nhanh, năng suất trung bình đạt 5 - 6 tạ/sào, chất lượng, mẫu mã tốt.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ cà chua rất khó khăn. Nông dân nơi đây không có thói quen dùng thuốc bảo quản, để quả chín tự nhiên nên nếu không tiêu thụ kịp thời chỉ vài ngày là cà chua hỏng. Biết điểm yếu ấy, nhiều tư thương ép giá, có khi chỉ còn 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Nhận thấy trồng cà chua chính vụ cho thu nhập thấp, vài năm trở lại đây, nhiều nông dân xã Bắc Sơn đã áp dụng mô hình trồng cà chua trái vụ. Anh Dương Công Noi, người áp dụng thành công mô hình, cho biết: “Thông thường, cà chua chính vụ trồng vào đầu năm, nay vẫn quy trình sản xuất ấy nhưng thời gian xuống giống vào giữa năm.

Vì là trái vụ nên giá cà chua cao ngất, trung bình 10.000 - 15.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 20.000 đồng/kg. Nhà tôi trồng 3 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), năng suất bình quân gần 6 tạ/sào, thu về khoảng 7 - 9 triệu đồng/vụ”.

Ông Dương Văn Đôn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bắc Sơn đánh giá: “Cùng với nếp cái hoa vàng, cà chua trái vụ đã trở thành loại cây mang lại thu nhập cao cho người dân. Trồng cà chua trái vụ, chi phí bỏ ra chỉ 500.000 - 600.000 đồng/sào nhưng thu lãi cao gấp 2-3 lần so với chính vụ.

Hiện, xã Bắc Sơn có khoảng 3ha cà chua trái vụ, sản lượng ước trên 100 tấn quả. Từ mô hình này, nhân dân đã có thêm việc làm lúc nông nhàn, tận dụng được diện tích đất sản xuất, tạo bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng”.

Giờ đây, trên khắp đồng đất xã Bắc Sơn, người dân đã quen dần với cà chua trái vụ. Nhiều gia đình chuyển hẳn sang thâm canh cà chua trái vụ để tăng thu nhập, tăng vòng quay của đất và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.


Có thể bạn quan tâm

Rau màu giá cao, nông dân tích cực xuống giống Rau màu giá cao, nông dân tích cực xuống giống

Hiện nay, nông dân các huyện đầu nguồn Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) đang chủ động xuống giống, chăm sóc vụ rau màu phục vụ tết.

01/12/2015
Làng bánh tráng trăm tuổi Làng bánh tráng trăm tuổi

Hơn 100 năm nay, chiếc bánh tráng đã nuôi sống hàng trăm hộ dân làng Tân An (xã Quảng Thanh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Nghề được truyền đời từ ông qua cháu, từ mẹ sang con...

01/12/2015
Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền vững Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền vững

Với sự hỗ trợ của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Nestlé trong Dự án Nescafé Plan, đã có hơn 21.000 nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đạt chứng nhận bền vững (theo bộ quy tắc 4C) trong 5 năm qua.

01/12/2015
VIETRAP tăng cường hoạt động quảng bá nông sản VIETRAP tăng cường hoạt động quảng bá nông sản

Bảo tồn và phát triển nguồn gen thảo dược quý, phát triển vùng rau an toàn, nông sản sạch, cung ứng sản phẩm rau củ sấy khô,... là mục tiêu phát triển và những hoạt động đáng chú ý của công ty CP VietRAP Đầu tư Thương mại.

01/12/2015
Nguồn lợi ghẹ xanh sụt giảm nghiêm trọng Nguồn lợi ghẹ xanh sụt giảm nghiêm trọng

Theo báo cáo đánh giá của Viện Nghiên cứu hải sản, đơn vị đã nghiên cứu đánh giá nguồn lợi ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang từ năm 2012, theo đó đến nay sản lượng khai thác đã giảm 20,5% so với năm 2013 và giảm đến 43% so với năm 2009, chỉ đạt khoảng 11.000 tấn.

01/12/2015