Trồng Bưởi Diễn Trên Vùng Đất Cằn

Mạnh dạn đưa giống bưởi Diễn về vùng đất khô cằn quê mình, anh Hồ Sỹ Phượng (34 tuổi, quê Nghệ An) từ người đi làm thuê cho các chủ vườn đã trở thành “vua bưởi”, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Trồng bưởi Diễn trên vùng đất cằn
Chưa học xong lớp 12 nhưng do hoàn cảnh khó khăn, cậu học trò Hồ Sỹ Phượng (xóm Liên Yên, xã Thanh Liên, H.Thanh Chương) phải nghỉ học xuống TP.Vinh kiếm việc làm thuê phụ giúp gia đình.
Vừa làm thuê, Phượng vừa tìm học nghề trồng cây cảnh. Một lần tình cờ đến Hưng Yên, thấy người dân nơi đây tận dụng từng thửa đất để trồng cây ăn quả như bưởi Diễn, nhãn… đem lại hiệu quả kinh tế cao, Phượng chợt nghĩ quê mình đồng đất nhiều, tại sao không khai thác làm giàu mà cứ phải bôn ba nơi đất khách quê người.
Vậy là Phượng quyết định trở về quê lập nghiệp. Với số vốn ít ỏi dành dụm sau mấy năm trời làm thuê, năm 2010 Phượng đấu thầu 2 ha vườn đất ươm của UBND xã Thanh Liên để đưa giống bưởi Diễn về trồng thử nghiệm. Bước đầu, Phượng chỉ dám phá bỏ một nửa diện tích trồng nhãn trên đó để trồng bưởi.
Tỷ lệ sống khá cao nhưng sâu bệnh nhiều, đặc biệt với khí hậu khắc nghiệt như ở Nghệ An thì nhiều mầm bệnh lạ xuất hiện, anh lại phải khăn gói ra Hưng Yên học hỏi kinh nghiệm và tìm mua thêm sách để tìm hiểu.
“Sau 2 năm chăm bón, vườn bưởi mới cho quả bói và đến khi cây cho quả đạt chất lượng, năng suất cao thì tôi mới dám phá hết vườn nhãn để trồng bưởi. Đến nay, tôi chỉ để lại những gốc nhãn bao quanh vườn để che chắn gió”, anh Phượng cho biết.
Đưa được cây bưởi Diễn về vùng đất quê nhà vốn khô cằn, khí hậu lại khắc nghiệt, không có nghĩa là đã thành công. Sau khi vườn bưởi cho thu hoạch, nhiều người vẫn nghi ngờ về chất lượng, lắc đầu khi anh đến chào bán nên vợ chồng Phượng phải lặn lội đưa bưởi ra tận Hà Nội, chở từng xe thồ đi khắp các chợ bán lẻ.
Sau này, khi chất lượng bưởi Diễn của vườn nhà Phượng được khẳng định (quả nhỏ, ngọt và càng để lâu càng ngon), nhiều người đã tìm đến tận nơi đặt mua.
Hiện tại, hơn 700 gốc bưởi Diễn của gia đình anh Phượng có thể cho khoảng 15.000 quả/vụ. Với giá bán tại vườn là 20.000 đồng/quả, kết hợp thêm nuôi cá, trồng dưa hấu, thu nhập của anh đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, trang trại của anh Phượng còn tạo việc làm cho 4 lao động trong xóm, vừa làm vườn, vừa học nghề.
“Mình muốn hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Diễn cho bà con, đặc biệt là thanh niên trong làng để họ có thể tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình chứ không phải lao đao đi tứ phương làm việc thuê kiếm sống.
Hiện mình đang phối hợp với xã để mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng trồng bưởi Diễn cho bà con. Nếu thuận lợi, vài năm nữa mình sẽ kết hợp với một số người mở rộng diện tích bưởi Diễn, tăng sản lượng”, anh Phượng cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Giữa lúc vụ lúa Hè Thu đang “khởi động” ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL, giá lúa IR50404 nhích lên khá cao, thậm chí xấp xỉ giá một số giống lúa dài (thấp hơn lúa dài chỉ khoảng 300 đ/kg).

Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, thị trường tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc.

Những ngày này, trên cánh đồng đậu nành (ĐN) 51 ha của xã Trường An (TP Vĩnh Long), nông dân đang dồn sức thu hoạch. Tất bật nhưng ai cũng vui bởi vụ ĐN năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá.

Theo định hướng phát triển ngành mía đường ĐBSCL đến năm 2020, các tỉnh này sẽ mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu rộng khoảng 60.000 ha, tập trung tại Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, tăng 8.000 ha so thời điểm hiện tại.

Tiền Giang là địa phương có vùng chuyên canh sơ ri lớn với diện tích đất trồng khoảng 300 hecta, tập trung chủ yếu ở vùng đất nhiễm mặn thuộc huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Hơn 3 năm qua, đầu ra cây sơ ri được ổn định, có giá cao, người trồng sơ ri lãi gấp 3 lần trồng lúa.