Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bưởi Diễn Trên Vùng Đất Cằn

Trồng Bưởi Diễn Trên Vùng Đất Cằn
Ngày đăng: 28/08/2014

Mạnh dạn đưa giống bưởi Diễn về vùng đất khô cằn quê mình, anh Hồ Sỹ Phượng (34 tuổi, quê Nghệ An) từ người đi làm thuê cho các chủ vườn đã trở thành “vua bưởi”, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Trồng bưởi Diễn trên vùng đất cằn

Chưa học xong lớp 12 nhưng do hoàn cảnh khó khăn, cậu học trò Hồ Sỹ Phượng (xóm Liên Yên, xã Thanh Liên, H.Thanh Chương) phải nghỉ học xuống TP.Vinh kiếm việc làm thuê phụ giúp gia đình.

Vừa làm thuê, Phượng vừa tìm học nghề trồng cây cảnh. Một lần tình cờ đến Hưng Yên, thấy người dân nơi đây tận dụng từng thửa đất để trồng cây ăn quả như bưởi Diễn, nhãn… đem lại hiệu quả kinh tế cao, Phượng chợt nghĩ quê mình đồng đất nhiều, tại sao không  khai thác làm giàu mà cứ phải bôn ba nơi đất khách quê người.

Vậy là Phượng quyết định trở về quê lập nghiệp. Với số vốn ít ỏi dành dụm sau mấy năm trời làm thuê, năm 2010 Phượng đấu thầu 2 ha vườn đất ươm của UBND xã Thanh Liên để đưa giống bưởi Diễn về trồng thử nghiệm. Bước đầu, Phượng chỉ dám phá bỏ một nửa diện tích trồng nhãn trên đó để trồng bưởi.

Tỷ lệ sống khá cao nhưng sâu bệnh nhiều, đặc biệt với khí hậu khắc nghiệt như ở Nghệ An thì nhiều mầm bệnh lạ xuất hiện, anh lại phải khăn gói ra Hưng Yên học hỏi kinh nghiệm và tìm mua thêm sách để tìm hiểu.

“Sau 2 năm chăm bón, vườn bưởi mới cho quả bói và đến khi cây cho quả đạt chất lượng, năng suất cao thì tôi mới dám phá hết vườn nhãn để trồng bưởi. Đến nay, tôi chỉ để lại những gốc nhãn bao quanh vườn để che chắn gió”, anh Phượng cho biết.

Đưa được cây bưởi Diễn về vùng đất quê nhà vốn khô cằn, khí hậu lại khắc nghiệt, không có nghĩa là đã thành công. Sau khi vườn bưởi cho thu hoạch, nhiều người vẫn nghi ngờ về chất lượng, lắc đầu khi anh đến chào bán nên vợ chồng Phượng phải lặn lội đưa bưởi ra tận Hà Nội, chở từng xe thồ đi khắp các chợ bán lẻ.

Sau này, khi chất lượng bưởi Diễn của vườn nhà Phượng được khẳng định (quả nhỏ, ngọt và càng để lâu càng ngon), nhiều người đã tìm đến tận nơi đặt mua.

Hiện tại, hơn 700 gốc bưởi Diễn của gia đình anh Phượng có thể cho khoảng 15.000 quả/vụ. Với giá bán tại vườn là 20.000 đồng/quả, kết hợp thêm nuôi cá, trồng dưa hấu, thu nhập của anh đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, trang trại của anh Phượng còn tạo việc làm cho 4 lao động trong xóm, vừa làm vườn, vừa học nghề.

“Mình muốn hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Diễn cho bà con, đặc biệt là thanh niên trong làng để họ có thể tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình chứ không phải lao đao đi tứ phương làm việc thuê kiếm sống.

Hiện mình đang phối hợp với xã để mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng trồng bưởi Diễn cho bà con. Nếu thuận lợi, vài năm nữa mình sẽ kết hợp với một số người mở rộng diện tích bưởi Diễn, tăng sản lượng”, anh Phượng cho biết.


Có thể bạn quan tâm

“Hốt Bạc” Từ 7 Quả Trứng Gà Rừng “Hốt Bạc” Từ 7 Quả Trứng Gà Rừng

Đã hơn 10 năm nay, tại khu vườn của anh Phạm Văn Hà (40 tuổi) ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm con gà rừng màu lông rực rỡ chạy loanh quanh dưới tán rừng trồng kiếm ăn, tối đến lại vào chuồng. Nghề nuôi gà rừng được anh Hà bắt đầu từ 7 quả trứng nhặt trong rừng đem về gây giống.

06/02/2015
Cà Mau Khai Thác Biển Được Mùa Cà Mau Khai Thác Biển Được Mùa

Nếu như thời điểm tháng 8/2014, nhiều tàu cá trên địa bàn thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá các mặt hàng khai thác lại xuống thấp, thì vào thời điểm này ngư dân rất phấn khởi bởi sản lượng khai thác tăng và giá xăng dầu giảm sâu.

07/02/2015
Tái Cấu Trúc Ngành Cá Tra Gắn Với Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long Tái Cấu Trúc Ngành Cá Tra Gắn Với Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 5/2, tại Đồng Tháp, Hiệp hội cá tra Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc ngành cá tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

07/02/2015
Tất Bật Nước Mắm Nam Ô (Đà Nẵng) Tất Bật Nước Mắm Nam Ô (Đà Nẵng)

Những ngày này, bà con các hộ làm mắm truyền thống ở Nam Ô, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đang tất bật hoàn tất những công đoạn cuối cùng như chắt lọc, đóng chai, dán nhãn... để kịp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ Tết. Không khí rộn ràng tràn ngập khắp làng nghề nước mắm đã nức tiếng từ thuở nào.

07/02/2015
Năm 2015 Thị Trường Xuất Khẩu Cá Tra Việt Nam Sẽ Còn Nhiều Thách Thức Năm 2015 Thị Trường Xuất Khẩu Cá Tra Việt Nam Sẽ Còn Nhiều Thách Thức

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

07/02/2015