Trồng bưởi Diễn làm giàu

Anh Nguyễn Quang Huy (trái) giới thiệu kỹ thuật chăm sóc bưởi.
Trong ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, anh Huy bộc bạch: "Tất cả thu nhập của gia đình đều từ cây bưởi Diễn mà ra".
Được biết, trước đây, trên phần đất rộng hơn 1ha, anh Huy trồng chủ yếu là vải thiều nhưng hiệu quả kinh tế thấp.
Năm 2004, được người thân gợi ý, anh đi tham quan một số vườn bưởi Diễn ở tỉnh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu, anh mạnh dạn chuyển đổi vải thiều sang trồng 100 cây bưởi.
Chịu khó nghiên cứu, học hỏi, sau ba năm, vườn bưởi Diễn sinh trưởng, phát triển tốt, lứa quả đầu tiên anh Huy thu về hơn 50 triệu đồng.
Thành công này đã khích lệ anh tiếp tục mở rộng diện tích, đến nay vườn bưởi của anh có hơn 400 cây cho thu quả.
Nhờ hợp với thổ nhưỡng của địa phương và được chăm sóc đúng kỹ thuật nên từ năm thứ 5 trở đi, bưởi ra quả đều.
Xung quanh vườn, anh Huy lắp đặt hệ thống tưới nước để chủ động điều tiết độ ẩm cho cây và tiết kiệm công lao động. Hằng ngày, anh theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, bón phân theo chu kỳ; cắt tỉa cành con, cành thừa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 hàng năm, anh làm bả bẫy ruồi vàng.
Từ tháng 10 đến tháng 12 (âm lịch) là thời điểm quả chín rộ.
Ngay từ đầu mùa thương lái các tỉnh như:
Thái Nguyên, Hưng Yên đã đến đặt mua cả vườn với giá bình quân từ 15 - 20 nghìn đồng/quả. Bưởi Diễn có thể bảo quản lâu, quả càng héo càng ngọt đậm nên được nhiều người ưa chuộng.
Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những ngày Tết tăng cao nên mấy năm gần đây bưởi luôn được giá.
Năm 2014, gia đình anh Huy thu hoạch được hơn 2 vạn quả, trừ chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng.
Năm nay, dù bị ảnh hưởng của mưa bão vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 nhưng dự kiến lượng bưởi thu được vẫn tương đương năm ngoái. Hiện nay, gia đình anh Huy đang tập trung chăm sóc để chuẩn bị đón mùa quả ngọt.
Có thể bạn quan tâm

Để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nuôi cá lồng, bè nước ngọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản.

Tỉnh ta không thể phát triển trồng mắc ca ồ ạt trên quy mô toàn tỉnh được mà chỉ tập trung phát triển tại vùng quy hoạch trồng tập trung ở tại địa bàn 5 xã của huyện Tuy Ðức là Ðắk Búk So, Ðắk R’tíh, Quảng Tâm, Quảng Tân, Quảng Trực, còn lại các huyện khác và thị xã thì chỉ nên làm điểm và sau đó có đánh giá cụ thể, nếu có hiệu quả thì mới triển khai.

Mắc ca có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới châu Úc. Nhà khoa học và thực vật học Đức, Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra mắc ca và đặt tên cho chúng theo tên của một người bạn đã qua đời là Dr. John McAdam.

Trước tình trạng trên địa bàn huyện Krông Nô hạn hán kéo dài và khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Thủy nông Buôn Choáh và HTX Thủy nông D12 Buôn Suk đã và đang “dốc sức” chống hạn để đảm bảo cho cây lúa phát triển.

Theo UBND xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp), đến nay, toàn xã đã tái canh cà phê được hơn 128 ha bằng giống mới TR4 và tiến hành ghép chồi.