Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng bưởi Diễn làm giàu

Trồng bưởi Diễn làm giàu
Ngày đăng: 12/10/2015

Anh Nguyễn Quang Huy (trái) giới thiệu kỹ thuật chăm sóc bưởi.

Trong ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, anh Huy bộc bạch: "Tất cả thu nhập của gia đình đều từ cây bưởi Diễn mà ra".

Được biết, trước đây, trên phần đất rộng hơn 1ha, anh Huy trồng chủ yếu là vải thiều nhưng hiệu quả kinh tế thấp.

Năm 2004, được người thân gợi ý, anh đi tham quan một số vườn bưởi Diễn ở tỉnh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu, anh mạnh dạn chuyển đổi vải thiều sang trồng 100 cây bưởi.

Chịu khó nghiên cứu, học hỏi, sau ba năm, vườn bưởi Diễn sinh trưởng, phát triển tốt, lứa quả đầu tiên anh Huy thu về hơn 50 triệu đồng.

Thành công này đã khích lệ anh tiếp tục mở rộng diện tích, đến nay vườn bưởi của anh có hơn 400 cây cho thu quả.

Nhờ hợp với thổ nhưỡng của địa phương và được chăm sóc đúng kỹ thuật nên từ năm thứ 5 trở đi, bưởi ra quả đều.

Xung quanh vườn, anh Huy lắp đặt hệ thống tưới nước để chủ động điều tiết độ ẩm cho cây và tiết kiệm công lao động. Hằng ngày, anh theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, bón phân theo chu kỳ; cắt tỉa cành con, cành thừa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 hàng năm, anh làm bả bẫy ruồi vàng.

Từ tháng 10 đến tháng 12 (âm lịch) là thời điểm quả chín rộ.

Ngay từ đầu mùa thương lái các tỉnh như:

Thái Nguyên, Hưng Yên đã đến đặt mua cả vườn với giá bình quân từ 15 - 20 nghìn đồng/quả. Bưởi Diễn có thể bảo quản lâu, quả càng héo càng ngọt đậm nên được nhiều người ưa chuộng.

Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những ngày Tết tăng cao nên mấy năm gần đây bưởi luôn được giá.

Năm 2014, gia đình anh Huy thu hoạch được hơn 2 vạn quả, trừ chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Năm nay, dù bị ảnh hưởng của mưa bão vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 nhưng dự kiến lượng bưởi thu được vẫn tương đương năm ngoái. Hiện nay, gia đình anh Huy đang tập trung chăm sóc để chuẩn bị đón mùa quả ngọt.


Có thể bạn quan tâm

Trúng Giá Kiệu Trúng Giá Kiệu

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.

13/08/2014
Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

13/08/2014
Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có "Gậy", Nhưng Ai Xử?

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.

13/08/2014
Méo Mặt Vì Giá Nấm Méo Mặt Vì Giá Nấm

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.

13/08/2014
Xã Bạch Đằng Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Mạnh Xã Bạch Đằng Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Mạnh

Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.

13/08/2014