Trồng Bưởi Diễn Lãi Trên 100 Triệu Đồng/ha

Ngày 24/12, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội - Sở NN& PTNT đã tổ chức tham quan thực tế và đánh giá hiệu quả mô hình trồng bưởi Diễn tại thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ) và mô hình trồng cam Canh tại xã Kim An (Thanh Oai).
Đây là 2 mô hình được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai theo Đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao của TP. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, HTX hoa, quả Xuân Mai và Hội Nông dân thị trấn Xuân Mai đã xây dựng thành công nhãn hiệu "Bưởi Chương Mỹ"; HTX Nông nghiệp xã Kim An xây dựng thành công nhãn hiệu "Cam đường Kim An".
Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Kim An Nguyễn Hùng Cường cho biết, hiện nay, toàn xã có 50ha cam trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2014, sản lượng cam của xã ước đạt trên 900 tấn, với giá bán trung bình từ 55 – 60.000 đồng/kg, cho hiệu quả kinh tế trên 50 tỷ đồng.
Tại thị trấn Xuân Mai, năm nay, mô hình 40ha bưởi dự kiến cho thu hoạch trên 10 vạn quả. Dịp đầu năm, do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên năng suất bưởi năm nay giảm hơn so với năm trước, song giá bán lại cao hơn năm trước trung bình 25.000 đồng/quả nên mô hình vẫn cho thu lãi khoảng trên 100 triệu đồng/ha".
Bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho rằng, việc xây dựng mô hình cây ăn quả giá trị kinh tế cao phù hợp với xu thế, thị trường và mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp Thủ đô.
Thực hiện Đề án, năm 2012, trung tâm đã xây dựng 31 mô hình thâm canh, ghép cải tạo cây ăn quả giá trị kinh tế cao tại 21 xã với quy mô 450ha, tập trung vào 4 cây chủ lực: cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn và chuối tiêu hồng. Đến nay, TP đã và đang hình thành nhiều vùng sản xuất quy mô lớn, hiệu quả cao, xây dựng được nhiều thương hiệu, nhãn hiệu có uy tín trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.

Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.