Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bó Xôi, Dôi Tiền Tỷ

Trồng Bó Xôi, Dôi Tiền Tỷ
Ngày đăng: 09/09/2014

Với 1 ha canh tác quanh năm vẫn chỉ đủ ăn, từ khi chuyển sang làm rau bó xôi theo hướng công nghệ cao, mỗi tháng nông dân Nguyễn Văn Thi thu lãi gần 100 triệu đồng, nhanh chóng trở thành tỷ phú.

Đổi đời

Từ sáng sớm, hơn 10 người được gia đình ông Nguyễn Văn Thi thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) thuê làm công quanh năm đã ra nông trại thu hoạch bó xôi, đóng thùng để kịp vận chuyển tới các siêu thị lớn ở TP.HCM tiêu thụ theo đơn đặt hàng dài hạn.

Suốt mấy năm qua, đều đặn mỗi ngày nông trại công nghệ cao trong nhà kính của nông dân này thu hoạch khoảng 7 tạ bó xôi. Trả tiền nhân công mỗi người 4,5 triệu đồng/tháng.

Nhìn nhà cửa khang trang, đủ mọi tiện nghi đắt tiền, mấy ai biết rằng cách đây chưa lâu, chính ông chủ của nông trại bó xôi này đã phải vật lộn quanh năm nhưng cũng chỉ đủ ăn. Nếu trúng mùa, được giá thì bỏ tủ được vài chục triệu là điều mừng không sao tả nổi.

Ông Thi kể lại, sau mấy chục năm làm ăn mà nhìn lại mình vẫn không có gì, bạn bè kinh doanh, buôn bán đua nhau xây biệt thự, sắm xe hơi còn mình thì cứ loay hoay kiếm sống mà toát mồ hôi. “Sẵn có 1 ha đất tôi quyết định chuyển sang SX nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm hướng tới người tiêu dùng có tiền, cây trồng được tôi lựa chọn là bó xôi”, ông Thi tâm sự.

Vậy là bao nhiêu tiền của tích cóp được sau quá nửa đời người làm nông, thêm vay mượn được của bạn bè, người thân, gia đình ông Thi đầu tư làm rau bó xôi trong nhà kính. Vừa làm vừa học hỏi kỹ thuật từ những người đi trước, ban đêm rảnh rỗi, vợ chồng ông Thi còn lên mạng mày mò cách chăm sóc, phát hiện bệnh và biện pháp trừ diệt mầm bệnh trên cây bó xôi.

Ông Trần Phi, cán bộ khuyến nông xã Lát, huyện Lạc Dương cho biết, trang trại trồng rau bó xôi của gia đình ông Nguyễn Văn Thi là mô hình nông nghiệp công nghệ cao có quy mô và bài bản nhất tại địa phương. Liên kết tiêu thụ sản phẩm với hệ thống siêu thị là mô hình hay, người trồng không còn phải lo đầu ra mà yên tâm SX.

Sau 3 tháng xuống giống, trang trại bó xôi non xanh mơn mởn dưới chân núi Lang Biang bắt đầu cho thu hoạch.

Ngặt nỗi, thời điểm đó lại đúng lúc giá bó xôi xuống rất thấp, thương lái "õng ẹo", thậm chí gia đình ông Thi còn phải gọi điện năn nỉ họ tới thu mua để vớt vát lại vốn liếng đã bỏ ra. Sau bài học này, biết không thể cứ phụ thuộc vào thương lái, vợ chồng ông Thi quyết định đem bó xôi xuống TP.HCM chào hàng tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị…

Bên cạnh đó, ông quán triệt tiêu chuẩn SX rau sạch tới toàn bộ lao động trong nông trại. Chỉ sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu khi thực sự cần thiết và với số lượng thấp nhất để đảm nguồn hàng cho ra thị trường là sản phẩm đạt chất lượng tối ưu.

Bí quyết

Sau những lần kiên trì chào hàng, chính gia đình ông Thi cũng không ngờ cùng lúc hai hệ thống siêu thị lớn hàng đầu là BigC và Metro cùng lúc đặt vấn đề ký hợp đồng cung cấp rau bó xôi dài hạn. Có đầu ra lâu dài và ổn định, ông Thi mạnh dạn mở rộng diện tích bó xôi lên 1 ha trong nhà kính.

Giờ đây, nông dân Nguyễn Văn Thi đã thực sự trở thành một ông chủ của trang trại bó xôi dưới chân núi Langbiang sau nhiều năm vật lộn với đủ các loại cây trồng. Để ngày nào cũng có rau bó xôi xuất đi TP.HCM, trong 1 ha nhà kính, ông chủ trang trại này cứ vài ngày lại cho xuống giống một lần.

Chẳng giấu giếm, ông Thi tiết lộ: “Trước đây, cũng với diện tích đất này, cả nhà làm mờ mắt nếu trúng mùa được giá cũng chỉ được chút đỉnh. Thú thật, từ khi chuyển sang trồng bó xôi trong nhà kính mỗi năm trừ mọi chi phí đầu tư, ăn uống, nuôi công nhân… tôi còn bỏ túi cả tỷ đồng!”.

Chia sẻ bí quyết giúp trở thành một tỷ phú nhờ trồng rau bó xôi, ông cười nói: “Dám nghĩ, dám làm, tung tiền đầu tư, kiên trì học hỏi, xúc tiến mở rộng thị trường và một phần nhờ may mắn”.


Có thể bạn quan tâm

“Nuôi Ong Ta” Và Câu Chuyện Đi Tìm Thương Hiệu “Nuôi Ong Ta” Và Câu Chuyện Đi Tìm Thương Hiệu

Chỉ chọn nuôi ong ta, lấy chất lượng mật ong làm trọng và chủ động trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của riêng hội mình, “Hiệp hội nuôi ong ta” của các CCB xã Thái Hòa (Hàm Yên) khiến cho nhiều người trẻ giật mình trong cách làm ăn..

15/06/2013
Nuôi Lợn Rừng - Nuôi Lợn Rừng - "Một Vốn, Bốn Lời"

Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

14/08/2012
Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Vịt Đẻ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Vịt Đẻ

Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), hỏi anh Nguyễn Thọ Biền thì ai cũng biết, vậy nhưng gặp được anh lại không dễ, bởi anh luôn bận rộn với trang trại nuôi hơn 1.400 con vịt của mình. Đứng trước khu chuồng trại với hàng nghìn con vịt đẻ và 2 lò ấp trứng quy mô, anh Biền cho chúng tôi biết, cách đây gần chục năm, khi chưa có điều kiện chăn nuôi rộng rãi như hiện nay, gia đình anh đã tận dụng vườn ao của nhà để nuôi vịt đẻ. Nhận thấy việc chăn nuôi thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên gia đình anh đã mạnh dạn đề xuất với địa phương cho chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang mô hình trang trại để đầu tư nuôi vịt đẻ với số lượng lớn.

17/08/2012
Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.

01/08/2013
Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ

Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.

13/04/2013