Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bơ Trái Vụ

Trồng Bơ Trái Vụ
Ngày đăng: 10/10/2014

Từ giống bơ Booth có nguồn gốc ngoại nhập, anh Nguyễn Khắc Ngữ (thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh, H.Đắk Mil, Đắk Nông) đã tạo cho mình hướng làm giàu mới giữa vùng đất chuyên canh cà phê.

Bước vào mùa khô, hầu hết các giống bơ trên cao nguyên đã mãn vụ thì gia đình anh Ngữ lại bắt đầu bận rộn với công việc thu hoạch loại bơ Booth (thường gọi là bút) có giá trị thương phẩm cao. Loại bơ trái vụ này là bí quyết khiến anh Ngữ “thắng” nhiều nhà vườn trong vùng.

Nhìn những cây bơ xanh lá, thấp tè nhưng quả sai lúc lỉu, tròn như cam sành, nhiều người không khỏi thán phục trước lối làm ăn nhạy bén của anh.

Ngược thời gian, sau hơn 10 năm công tác trong ngành văn hóa - thông tin Đắk Lắk, giữa những năm 1990 anh Ngữ nghỉ việc, về quê ở Đắk Mil chí thú với nghề nông. Vườn bơ của anh nguyên trước đây là đất trồng cà phê của nhiều chủ, nằm trên triền dốc, không có nguồn nước tưới ổn định nên cà phê còi cọc, năng suất kém.

Vì vậy, các chủ vườn lần lượt sang nhượng rẫy cho gia đình anh Ngữ, dần dà anh có trong tay hơn 10 ha. Ban đầu, anh phá bỏ hầu hết cà phê để trồng mít tố nữ, thanh long, cùng các giống bơ nội địa.

Năm 2004, trong một chuyến du lịch thăm người thân ở Úc, anh Ngữ mua về 3 cây giống bơ Booth - một giống bơ cao cấp có nguồn gốc từ Mỹ, quả tròn, đẹp. Trồng giống bơ quý này được 2 năm, anh bắt đầu lấy chồi ghép với các gốc bơ cũ để cải tạo vườn bơ của mình.

Từ năm thứ 2, những cây bơ Booth ghép mạnh khỏe đã bắt đầu cho quả, đến năm thứ 5 có cây cho từ 2 - 3 tạ quả/vụ. Đến nay, anh Ngữ có được 4 ha bơ Booth, mỗi năm thu hoạch hơn 20 tấn, 6 ha bơ còn lại đang được tiếp tục ghép giống để cải tạo.

Những năm qua, vườn bơ Booth của anh cũng được Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên chọn đầu tư làm mô hình để theo dõi quy trình chăm sóc, sinh trưởng, đánh giá năng suất, sản lượng. Anh Ngữ đúc kết: “So với cà phê, trồng bơ hiệu quả hơn hẳn do đầu tư ít, thu nhập lại cao hơn trên cùng một diện tích. Trồng bơ Booth thì lợi nhuận càng nhiều hơn do trái vụ, năng suất và giá bán lại cao hơn. Bơ nội địa bình quân khoảng 10.000 đồng/kg thì bơ Booth có giá tại vườn từ 60.000 đồng/kg”.

Khi thị trường xuất hiện thêm những giống bơ cao sản ngoại nhập khác, anh Ngữ cũng chủ động mua về bổ sung cho vườn của mình thêm bơ Hass, giống bơ giá trị cao không kém bơ Booth. Hiện toàn bộ lượng bơ Booth của anh được đưa đi tiêu thụ ở Đà Lạt và các siêu thị ở TP.HCM. Thu nhập từ vườn cây giờ đây đã đạt gần 2 tỉ đồng/năm, trong đó cây bơ cho hơn 1 tỉ đồng.

Không dừng ở đó, anh Ngữ đang tính chuyện thuê đất ở H.Đắk Glong, cách Đắk Mil hơn 100 km, để đầu tư trồng khoảng 100 ha bơ Booth.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường

Những năm qua, ngư dân ở đây luôn phải cân nhắc, tính toán làm sao để chuyến biển có lãi. Có lãi, hay không có lãi, ngư dân cũng sẽ bám biển, bởi biển là cả cuộc sống của họ. Nhưng, điều rõ ràng, ngư dân sẽ mạnh dạn vươn khơi, nếu như không còn lo về lỗ tổn phí.

18/06/2014
Nuôi Cá Trên Ruộng Muối Ở Diễn Vạn Nuôi Cá Trên Ruộng Muối Ở Diễn Vạn

Men theo con đường uốn lượn rợp bóng dừa, chúng tôi tìm về vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của xã Diễn Vạn - Diễn Châu. Mênh mông là những ao đầm nuôi cá nước ngọt, nuôi cá nước lợ được ngăn cách thành từng ao nuôi như những ô bàn cờ trông thật đẹp mắt.

18/06/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Áp Dụng VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Áp Dụng VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao

Để hướng dẫn người dân chăn nuôi bảo đảm an toàn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt siêu thịt áp dụng VietGAP” tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn với quy mô 1.280 con cho 10 hộ dân tham gia trong 4 tháng.

25/11/2014
Tiêu Được Mùa, Giá Cao Hơn Gấp 3 Lần Tiêu Được Mùa, Giá Cao Hơn Gấp 3 Lần

Theo số liệu của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế IPC, hạt tiêu đen giao dịch ở mức 9 USD/kg - tăng từ mức 2 USD cách đây 2 thập niên, trong khi giá tiêu trắng là 13 USD/kg - cao hơn gấp 3 lần so với 20 năm trước.

25/11/2014
730 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Bị Dịch Bệnh 730 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Bị Dịch Bệnh

Nguyên nhân do các địa phương chưa có kế hoạch hoặc chưa bố trí đủ kinh phí nên chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh cho cá tra. Trong khi đó, diện tích nuôi cá tăng và mức độ thâm canh cao; nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân lại không xử lý môi trường nước ao bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ, bệnh này có thể gây chết lên đến 90% số cá mang bệnh.

25/11/2014