Trồng Bí Leo Giàn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đã góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều mô hình, cách làm mới đã được triển khai. Việc trồng bí áp dụng công nhệ làm giàn leo, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho người trồng bí.
Vụ đông 2013, Trung tâm Kỹ thuật rau hoa quả tỉnh Vĩnh Phúc, phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương trồng thử nghiệm các giống bí đỏ lai F1 Gold star 998, bí xanh lai F1 Fuji 868 và Tara 888, áp dụng công nghệ làm giàn leo.
Đây là các giống bí lai thế hệ mới, ngắn ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là chất lượng ngon được thị trường ưa chuộng. Việc áp dụng canh tác cho bí leo giàn không khó, giàn leo được thiết kế rất đơn giản theo hình chữ U, hở hai đầu, giàn được phủ một lớp lưới mắt to để cây leo phát triển.
Chi phí vật tư làm giàn leo khoảng 1,3 triệu/sào (tính khấu hao 3 vụ). Thực tế cho thấy, cây bí lai trồng theo phương pháp leo giàn, thời gian sinh trưởng ngắn, cây sinh trưởng phát triển khỏe, nhánh gọn, lá nhỏ, dày, ra hoa sớm sau trồng từ 40-44 ngày, trên 70 ngày bắt đầu cho thu hoạch.
Cây trồng kháng bệnh tốt, không bị các bệnh trên quả. Bí trồng theo phương pháp leo giàn tỉ lệ đậu quả cao, trung bình 4 quả/ cây, chiều dài, đường kính quả đều vượt trội so với cây trồng bò đất. Đặc biệt, giống bí lai F1Tara 888 năng suất đạt đến 93 tấn/ha. Về hiệu quả kinh tế so với phương pháp trồng bò đất, leo giàn cao gấp 2-2,5 lần.
Đánh giá về mô hình trồng bí theo phương pháp leo giàn ông Lại Xuân Tôn, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật rau hoa quả cho biết: Trồng bí leo giàn so với trồng bí theo cách truyền thống, về cơ bản đều giống nhau. Tuy nhiên, trồng bí leo giàn có nhiều ưu điểm hơn so với để bí bò tự nhiên trên mặt đất.
Cây bí leo giàn không tiếp xúc với đất, có điều kiện tiếp xúc ánh sáng nhiều nên ít bị sâu bệnh, mật độ trồng có thể dày gấp 2 lần vì trồng leo giàn tận dụng được khoảng không bên trên. Các biện pháp chăm sóc như bón phân, tưới nước cũng được thực hiện dễ dàng hơn. Quả bí được treo trên giàn phát triển tròn đều, có hình dáng, màu sắc mẫu mã đẹp hơn và bảo quản được lâu hơn (khi gặp mưa, ngập úng chưa thu hoạch kịp phương pháp bò đất dễ bị thối ).
Có thể khẳng định trồng bí theo phương pháp leo giàn cho năng suất và hiệu quả kinh tế vượt trội so với trồng bò đất. Hơn nữa, trồng bí leo giàn còn giúp cây trồng ít sâu bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, đây là một trong những điều kiện tốt để ứng dụng vào sản xuất bí theo tiêu chuẩn VietGap.
3 giống bí lai mới của Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương là nguồn rau sạch hiệu quả kinh tế cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh, an toàn khi sử dụng, nên có thể bố trí vào cơ cấu rau màu ở cả 2 vụ chính là vụ đông và đông xuân. Tuy nhiên, để mở rộng cần có sự quan tâm, tính toán của các ngành chức năng về thị trường tiêu thụ, xem xét điều kiện của từng vùng, địa phương, tránh tình trạng mở rộng mô hình ồ ạt làm giảm giá thành sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Các hộ gia đình, các công ty TNHH thu mua sẽ được đảm bảo tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (nếu có) một cách thuận tiện và an toàn nhất. Song song đó, giá thành của hạt gạo xuất khẩu sẽ được giảm do tiết kiệm được các chi phí trung gian, góp phần điều tiết giá thị trường lúa gạo theo chủ trương của Chính phủ.

Nguyên nhân chính là gạo Việt Nam không có thương hiệu mà chất lượng lại thấp. Mặc khác, các DN kinh doanh XK gạo của Vinafood 2 chưa chủ động được chân hàng, nguồn hàng, nên luôn ở thế bị động, gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng XK. Từ đó, dẫn đến việc cả DN và nông dân chịu nhiều rủi ro vì sự biến động của thị trường thế giới.

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).

Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.