Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bí Đỏ Lấy Hạt Cho Thu Nhập Cao

Trồng Bí Đỏ Lấy Hạt Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 17/06/2012

Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.

Năm 2010, sau khi biết Công ty TNHH Việt Nông giới thiệu mô hình trồng bí đỏ lấy hạt tại xã Đắk Lua, anh Trần Chung Kính ở ấp 9 đã mạnh dạn chuyển đổi 1 sào bắp sang trồng bí đỏ lấy hạt. Sau 3 tháng kể từ lúc xuống giống, nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, anh đã thu hoạch được 37 kg hạt bí khô. Với giá công ty mua là 600 ngàn đồng/kg, anh Kính đã lãi khoảng 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Thấy hiệu quả, anh tiếp tục chuyển 4 sào bắp sang trồng bí đỏ lấy hạt nghịch vụ và anh vừa thu hoạch được khoảng 80 kg hạt khô.

Anh Kính cho biết: “Trồng bí đỏ lấy hạt không quá khó như nhiều loại cây khác nhưng phải thao tác khéo léo và đúng quy trình. Cán bộ kỹ thuật của công ty xuống hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và thu hoạch nên rất yên tâm. Vào vụ chính, trung bình mỗi sào thu được từ 37 - 38 kg hạt khô. Còn vụ nghịch thì thu được khoảng 20 kg hạt khô/sào, giá công ty mua cũng thấp hơn, chỉ 400 ngàn đồng/kg. Công ty có khuyến cáo bà con không sản xuất vụ nghịch. Tôi thấy hiệu quả nên tự trồng, tính ra vẫn còn lời gấp 3 lần so với bắp. Còn vụ chính, hiệu quả gấp 6 - 7 lần”.

Không chỉ anh Kính mà nhiều nông dân khác ở Đắk Lua rất phấn khởi trước hiệu quả của giống cây này mang lại. Có thể nói, trồng bí đỏ lấy hạt là hướng đi mới để nâng cao thu nhập cho bà con xã Đắk Lua. Anh Nguyễn Thành Chuyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhận định: “Trồng bí đỏ lấy hạt là mô hình khá mới mẻ đối với bà con ở đây nhưng đem lại lợi nhuận cao, đặc biệt là vào vụ chính (vụ đông - xuân). Theo khảo sát của Công ty Việt Nông, vùng đất này rất hợp để trồng bí đỏ lấy hạt. Hiện nay diện tích trồng bí khoảng 10 hécta. Ở đây, tất cả các loại cây lấy hạt đều cho thu nhập cao hơn lúa và bắp, đặc biệt là cây bí đỏ. Tới đây chúng tôi sẽ đề nghị công ty hỗ trợ cho bà con mở rộng diện tích để nâng cao thu nhập”.

Được biết theo hợp đồng, công ty hỗ trợ tiền giống, bạt che và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho bà con. Ngược lại, bà con cần tuân thủ các kỹ thuật trồng cây và bán hạt bí đã được phơi khô cho công ty.

Có thể bạn quan tâm

An cư lạc nghiệp nhờ tổ hùn vốn của Hội An cư lạc nghiệp nhờ tổ hùn vốn của Hội

Mô hình Tổ nông dân tự hùn vốn xoay vòng giúp nhau xây nhà ở kiên cố trên địa bàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

27/11/2015
Đột phá với mô hình 3 giảm 3 tăng Đột phá với mô hình 3 giảm 3 tăng

Bạc Liêu áp dụng các mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa; luân canh tôm – lúa; nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; trồng măng tây… được nhiều nông dân hưởng ứng phát triển mạnh.

27/11/2015
Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

27/11/2015
Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

27/11/2015
Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

27/11/2015