Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bí Đỏ Lấy Hạt Cho Thu Nhập Cao

Trồng Bí Đỏ Lấy Hạt Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 17/06/2012

Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.

Năm 2010, sau khi biết Công ty TNHH Việt Nông giới thiệu mô hình trồng bí đỏ lấy hạt tại xã Đắk Lua, anh Trần Chung Kính ở ấp 9 đã mạnh dạn chuyển đổi 1 sào bắp sang trồng bí đỏ lấy hạt. Sau 3 tháng kể từ lúc xuống giống, nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, anh đã thu hoạch được 37 kg hạt bí khô. Với giá công ty mua là 600 ngàn đồng/kg, anh Kính đã lãi khoảng 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Thấy hiệu quả, anh tiếp tục chuyển 4 sào bắp sang trồng bí đỏ lấy hạt nghịch vụ và anh vừa thu hoạch được khoảng 80 kg hạt khô.

Anh Kính cho biết: “Trồng bí đỏ lấy hạt không quá khó như nhiều loại cây khác nhưng phải thao tác khéo léo và đúng quy trình. Cán bộ kỹ thuật của công ty xuống hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và thu hoạch nên rất yên tâm. Vào vụ chính, trung bình mỗi sào thu được từ 37 - 38 kg hạt khô. Còn vụ nghịch thì thu được khoảng 20 kg hạt khô/sào, giá công ty mua cũng thấp hơn, chỉ 400 ngàn đồng/kg. Công ty có khuyến cáo bà con không sản xuất vụ nghịch. Tôi thấy hiệu quả nên tự trồng, tính ra vẫn còn lời gấp 3 lần so với bắp. Còn vụ chính, hiệu quả gấp 6 - 7 lần”.

Không chỉ anh Kính mà nhiều nông dân khác ở Đắk Lua rất phấn khởi trước hiệu quả của giống cây này mang lại. Có thể nói, trồng bí đỏ lấy hạt là hướng đi mới để nâng cao thu nhập cho bà con xã Đắk Lua. Anh Nguyễn Thành Chuyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhận định: “Trồng bí đỏ lấy hạt là mô hình khá mới mẻ đối với bà con ở đây nhưng đem lại lợi nhuận cao, đặc biệt là vào vụ chính (vụ đông - xuân). Theo khảo sát của Công ty Việt Nông, vùng đất này rất hợp để trồng bí đỏ lấy hạt. Hiện nay diện tích trồng bí khoảng 10 hécta. Ở đây, tất cả các loại cây lấy hạt đều cho thu nhập cao hơn lúa và bắp, đặc biệt là cây bí đỏ. Tới đây chúng tôi sẽ đề nghị công ty hỗ trợ cho bà con mở rộng diện tích để nâng cao thu nhập”.

Được biết theo hợp đồng, công ty hỗ trợ tiền giống, bạt che và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho bà con. Ngược lại, bà con cần tuân thủ các kỹ thuật trồng cây và bán hạt bí đã được phơi khô cho công ty.

Có thể bạn quan tâm

Cây Ngô Trên Đất Tủa Chùa Cây Ngô Trên Đất Tủa Chùa

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

11/08/2014
Nuôi Gà, Lợn Thu Nhập Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm Nuôi Gà, Lợn Thu Nhập Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

11/08/2014
Quy Hoạch Thủy Lợi Cho Nuôi Trồng Thủy Sản Quy Hoạch Thủy Lợi Cho Nuôi Trồng Thủy Sản

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

11/08/2014
Làm Gì Để Người Nuôi Tôm “Khỏe”? Làm Gì Để Người Nuôi Tôm “Khỏe”?

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.

11/08/2014
Bạc Liêu Gia Tăng Chuỗi Giá Trị Gạo Xuất Khẩu Bạc Liêu Gia Tăng Chuỗi Giá Trị Gạo Xuất Khẩu

Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

11/08/2014