Trồng Bầu Cho... Heo Ăn

Có lẽ chưa năm nào người dân thôn Linh Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân (Bình Định) trồng rau lại lâm cảnh khốn khó như lúc này.
Bởi rau củ rớt giá thảm hại: Quả bầu chỉ 1.000 đ/kg, các loại rau khác cũng rẻ như cho, đã vậy chẳng mấy ai mua, bà con chỉ còn biết cho heo bò ăn.
Trở về thôn Linh Chiểu, xã Ân Phong, một vùng rau lớn có tiếng ở huyện Hoài Ân. Tuy có cơn mưa lớn đầu mùa vừa đi qua làm cho vùng rau xanh hơn, nhưng ánh mắt của bà con nơi đây đượm buồn vì rau không có ai mua.
Thôn Linh Chiểu có 331 hộ với 1.118 nhân khẩu thì đã có hơn 50% số hộ trồng rau trên diện tích khoảng 57 ha. Nhờ việc chuyển đổi diện tích trồng lúa chân cao, thiếu nước tưới, kém hiệu quả sang trồng rau màu các loại đã giúp cho bà con có cuộc sống ổn định hơn. Đến nay trong thôn chỉ còn 16 hộ nghèo chiếm 5% số hộ toàn thôn.
Vụ rau năm nay, bà con hồ hởi xuống giống như mọi lần gồm: Bầu bí, dưa, khổ qua… Qua thời gian dày công chăm sóc, các loại rau màu đã đến kỳ thu hoạch thì giá lại rớt thảm hại, đơn cử như: Quả bầu 1.000 đ/kg (nếu quá lớn thì không ai mua). Các loại rau khác cũng rẻ như cho, song cũng chẳng thấy ai đến mua.
Theo lời giới thiệu, tôi đến thăm gia đình chị Trần Thị Qua, một hộ trồng rau trong thôn, chị cho biết: Như mọi năm, 1 sào rau sau 2 tháng gia đình chị đầu tư chăm sóc, thu về 6-8 triệu đ, thì nay chỉ có 1 triệu đ. Nếu trừ chi phí thì xem như lỗ trắng tay. Giờ đây không có ai mua nên chị tận dụng cho heo ăn để đỡ tốn cám.
Đến nhà anh Bùi Văn Ánh, phó thôn Linh Chiểu cũng là một hộ trồng rau. Năm nay gia đình anh trồng 1 sào khổ qua (mướp đắng), đến nay đã qua 5 lần thu hoạch chỉ bán được 80 ngàn đ. Nhiều hộ vì tiếc của chở ra chợ Mộc Bài ngồi bán lẻ từng ký một. Có người ra chợ ngồi cả buổi không bán được, đem toàn bộ số rau đổi lấy 10 cái bánh đem về cho con.
Trong nhiều lần tiếp xúc các vị đại biểu HĐND các cấp, cử tri ở đây tha thiết đề nghị các ngành chức năng cần giúp nhân dân tìm đầu ra cho sản phẩm, song đề xuất đó vẫn chưa giải quyết được.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai vừa triển khai Dự án nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Bắc Hà (thuộc xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà) với sự tham gia của 17 hộ dân, thể tích các lồng đạt 680 m3 nước.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập khẩu thuốc thú y. Tuy nhiên, ở khâu phân phối nhiều cửa hàng thuốc thú y không làm tốt khâu bảo quản đã làm ảnh hưởng đến chất lượng; trong khi đó, một số cửa hàng bán nhiều loại thuốc khác nhau nên các cơ quan chức năng khó kiểm soát.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở ngành và địa phương thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020.

Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.

Gom cá giống đưa đi các tỉnh xa có nhiều rủi ro nhưng với ai thạo nghề vẫn có lãi. Đó là chia sẻ của những người làm nghề thu mua cá giống tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Nhờ "đội quân" này mà các ao nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc có đủ nguồn giống để sản xuất.