Trồng Bầu Cho... Heo Ăn

Có lẽ chưa năm nào người dân thôn Linh Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân (Bình Định) trồng rau lại lâm cảnh khốn khó như lúc này.
Bởi rau củ rớt giá thảm hại: Quả bầu chỉ 1.000 đ/kg, các loại rau khác cũng rẻ như cho, đã vậy chẳng mấy ai mua, bà con chỉ còn biết cho heo bò ăn.
Trở về thôn Linh Chiểu, xã Ân Phong, một vùng rau lớn có tiếng ở huyện Hoài Ân. Tuy có cơn mưa lớn đầu mùa vừa đi qua làm cho vùng rau xanh hơn, nhưng ánh mắt của bà con nơi đây đượm buồn vì rau không có ai mua.
Thôn Linh Chiểu có 331 hộ với 1.118 nhân khẩu thì đã có hơn 50% số hộ trồng rau trên diện tích khoảng 57 ha. Nhờ việc chuyển đổi diện tích trồng lúa chân cao, thiếu nước tưới, kém hiệu quả sang trồng rau màu các loại đã giúp cho bà con có cuộc sống ổn định hơn. Đến nay trong thôn chỉ còn 16 hộ nghèo chiếm 5% số hộ toàn thôn.
Vụ rau năm nay, bà con hồ hởi xuống giống như mọi lần gồm: Bầu bí, dưa, khổ qua… Qua thời gian dày công chăm sóc, các loại rau màu đã đến kỳ thu hoạch thì giá lại rớt thảm hại, đơn cử như: Quả bầu 1.000 đ/kg (nếu quá lớn thì không ai mua). Các loại rau khác cũng rẻ như cho, song cũng chẳng thấy ai đến mua.
Theo lời giới thiệu, tôi đến thăm gia đình chị Trần Thị Qua, một hộ trồng rau trong thôn, chị cho biết: Như mọi năm, 1 sào rau sau 2 tháng gia đình chị đầu tư chăm sóc, thu về 6-8 triệu đ, thì nay chỉ có 1 triệu đ. Nếu trừ chi phí thì xem như lỗ trắng tay. Giờ đây không có ai mua nên chị tận dụng cho heo ăn để đỡ tốn cám.
Đến nhà anh Bùi Văn Ánh, phó thôn Linh Chiểu cũng là một hộ trồng rau. Năm nay gia đình anh trồng 1 sào khổ qua (mướp đắng), đến nay đã qua 5 lần thu hoạch chỉ bán được 80 ngàn đ. Nhiều hộ vì tiếc của chở ra chợ Mộc Bài ngồi bán lẻ từng ký một. Có người ra chợ ngồi cả buổi không bán được, đem toàn bộ số rau đổi lấy 10 cái bánh đem về cho con.
Trong nhiều lần tiếp xúc các vị đại biểu HĐND các cấp, cử tri ở đây tha thiết đề nghị các ngành chức năng cần giúp nhân dân tìm đầu ra cho sản phẩm, song đề xuất đó vẫn chưa giải quyết được.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.