Trồng ấu mùa nước nổi giúp tăng thu nhập
Cây ấu có thể sống được quanh năm, nhưng sẽ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao vào mùa mưa. Ấu là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chủ yếu là bón phân và phòng ngừa ốc tấn công lúc cây còn nhỏ.
Sau khi trồng 3 tháng là có thể thu hoạch, cách 10 - 15 ngày có thể thu hoạch 1 đợt và thu hoạch kéo dài khoảng 2 tháng.
Anh Nguyễn Văn Phong ngụ ấp Nhứt, xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết: “Gia đình chủ yếu trồng lúa, năm nay trồng 1.000m2 ấu, mỗi đợt hái từ 400 - 500kg bán cho thương lái với giá 6.000 đồng/kg.
Sau khi trừ các chi phí, còn lời từ 5 - 10 triệu đồng, cao hơn trồng lúa”. Bình quân mỗi công ấu (1.000m2) cho năng suất từ 1 - 1,5 tấn, hiện nay thương lái mua ấu tại ruộng với giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg ấu tươi.
Sau khi trừ chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc, người trồng ấu có lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.
Ngoài ra, người dân xung quanh mua ấu về nấu chín để bán với giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, bình quân mỗi gia đình có thể bán 20 - 50kg/ngày, giúp cải thiện kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho lao động nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, SN 1978 ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp (Núi Thành, Quảng Nam) là người tiên phong nuôi gà Đông Tảo tại địa phương.

Nhiều mẫu thịt lợn được kiểm nghiệm trên thị trường phát hiện dư lượng chất cấm và kháng sinh cao. Nguyên nhân ban đầu được xác định do người chăn nuôi đã tự ý cho những chất này vào thức ăn.

Các chuyên gia đã đến khảo sát, tìm hiểu cách thức nuôi và ấp trứng rắn tại trại nuôi rắn hổ đất của anh Nguyễn Trung Quốc và cơ sở nuôi rắn ráo trâu của anh Huỳnh Văn Miên cùng ở ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. Đây là hai cơ sở nuôi rắn lớn nhất tỉnh Cà Mau.

Với tình hình thời tiết bất lợi do mưa nhiều trong những ngày qua và kết hợp với triều cường dâng cao đã làm cho không ít diện tích lúa Thu đông của người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn thu hoạch bị ngập sâu, đổ ngã. Từ đó, làm cho công tác thu hoạch gặp nhiều khó khăn, thương lái ép giá, đầu ra hạt lúa thêm bấp bênh.

Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng cao khiến người dân đổ xô trồng tiêu không theo quy hoạch, trồng cả ở những vùng thấp, không thoát nước. Điều này đã dẫn tới tình trạng tiêu bị bệnh và chết. Diện tích vườn tiêu bị bệnh hiện đã lên tới 10-15% tổng diện tích canh tác.