Trồng ấu mùa nước nổi giúp tăng thu nhập
Cây ấu có thể sống được quanh năm, nhưng sẽ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao vào mùa mưa. Ấu là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chủ yếu là bón phân và phòng ngừa ốc tấn công lúc cây còn nhỏ.
Sau khi trồng 3 tháng là có thể thu hoạch, cách 10 - 15 ngày có thể thu hoạch 1 đợt và thu hoạch kéo dài khoảng 2 tháng.
Anh Nguyễn Văn Phong ngụ ấp Nhứt, xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết: “Gia đình chủ yếu trồng lúa, năm nay trồng 1.000m2 ấu, mỗi đợt hái từ 400 - 500kg bán cho thương lái với giá 6.000 đồng/kg.
Sau khi trừ các chi phí, còn lời từ 5 - 10 triệu đồng, cao hơn trồng lúa”. Bình quân mỗi công ấu (1.000m2) cho năng suất từ 1 - 1,5 tấn, hiện nay thương lái mua ấu tại ruộng với giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg ấu tươi.
Sau khi trừ chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc, người trồng ấu có lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.
Ngoài ra, người dân xung quanh mua ấu về nấu chín để bán với giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, bình quân mỗi gia đình có thể bán 20 - 50kg/ngày, giúp cải thiện kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho lao động nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.

Hiện nay, nấm xanh đang được nhân rộng tại các địa phương và hầu hết bà con nông dân đều quan tâm đến mô hình này. Cán bộ bảo vệ thực vật thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A Nguyễn Thanh Phong cho biết: Được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, địa phương đã gieo cấy nấm xanh khoảng 15ha lúa Đông xuân tại ấp 3B. Từ thực tế cho thấy, mô hình nấm xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân trong công tác phòng trừ sâu hại, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Theo báo cáo của ngành BVTV và phản ảnh của một số Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc đang có chiều hướng phát triển mạnh, gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là những vùng chuyên canh lạc như Ninh Bình, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?

Theo báo cáo của Phòng NN- PTNT huyện Vạn Ninh, bệnh xuất hiện đã 2 tháng nay, lúc đầu chỉ vài hecta, sau lan rất nhanh, tập trung chủ yếu ở các xã Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng… Ngay từ khi diện tích lúa bị bệnh và có dấu hiệu lan rộng, UBND huyện đã kết hợp với Chi cục BVTV tỉnh Khánh Hoà và Trung tâm BVTV miền Trung tiến hành thu thập mẫu gửi giám định tại Chi cục Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II ở TPHCM và Viện BVTV ngoài Hà Nội.