Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ấu Mùa Nước Nổi

Trồng Ấu Mùa Nước Nổi
Ngày đăng: 17/09/2014

Ấu là loài cây thủy sinh rất thích hợp trồng trong mùa nước nổi, vì vậy loại cây này được khá nhiều bà con nông dân huyện Lấp Vò chọn trồng nhằm cải thiện thu nhập. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý thì đây là một trong những loại cây màu thích hợp sống chung với lũ ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi - một trong những hộ dân trồng ấu lâu năm thuộc khu vực ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò cho biết: “Năm 2006, gia đình tôi chỉ chuyển 2.000m2 đất lúa sang trồng thử nghiệm ấu Đài Loan. Đến nay, diện tích này mở rộng được gần 1ha ấu trong mùa nước nổi. Trên 6 năm gắn bó với nghề, tôi thấy đây là loại cây không khó trồng, thích hợp được cả với vùng đất nhiễm phèn, trong đó vấn đề nước trồng được xem là quan trọng nhất trong quá trình canh tác ấu”.

Theo nhiều người dân trồng ấu lâu năm, để ấu đạt năng suất cao trong mùa nước nổi thì người trồng cần phải chú trọng khâu chuẩn bị giống tốt, chọn những trái ấu căng tròn, đảm bảo không có mầm bệnh hay dị tật. Ấu ít bị sâu bệnh gây hại, nên nếu muốn ngừa bệnh thì phải phun thuốc vào giai đoạn đầu khi trồng nhằm tránh các loại côn trùng như cua, ốc, sâu gây hại ngọn, lá hay trái ấu. Đồng thời, bổ sung Canxi BO tăng cường dinh dưỡng chống rụng trái. Sử dụng các loại thuốc Avalon, Gold Full để trị bệnh kháng thư, nấm khuẩn.

Ấu từ lúc trồng đến 3 tháng sau có thể bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên, mỗi vụ thu hoạch được khoảng 3-4 đợt, mỗi đợt cách nhau từ 10-15 ngày tùy theo năng suất và chất lượng của từng ruộng ấu. Nếu được chăm sóc tốt, 1 công ấu có thể cho năng suất từ 4-5 tấn trái mỗi vụ. Hiện giá ấu sống bán lẻ dao động từ 7.000-8.000 đồng/kg, giá ấu mua tại ruộng 4.500-5.000 đồng/kg, tăng khoảng 20% so với vụ trước.

Ông Lê Phước Dũng ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò tâm đắc nói: “Vụ này, gia đình tôi trồng 9 công ấu, đến nay đã thu hoạch hoàn tất, đạt năng suất gần 160 giạ ấu (tương đương 3,5 tấn). Ấu tươi bán lẻ 140.000 đồng/giạ cho các hộ trong địa phương mua về nấu chín đem bán lại, còn ấu hái và bán ngay tại ruộng cho các ghe lớn thì từ 100.000 - 110.000 đồng/giạ. Sau 2 đợt thu hoạch, trừ các khoản chi phí tôi còn lời gần 8 triệu đồng”.

Tương tự, anh Trần Thanh Hưng ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò cho biết: “Hiện 5 công ấu của gia đình tôi cho thu hoạch được 2 đợt, đạt năng suất 80 giạ. Trồng ấu mùa này “ăn dai” hơn các mùa khác là do thu hoạch được nhiều đợt, năng suất cứ thế cũng tăng hơn. Theo đó, nếu trừ đi các khoản chi phí và thuê nhân công hái thì gia đình tôi còn lời khoảng 1,5 triệu đồng/công”.

Bên cạnh các hộ trực tiếp trồng ấu, những người không có ruộng để trồng ấu cũng có thêm thu nhập từ việc hái thuê hoặc mua bán ấu trung gian. Trung bình một ngày, mỗi nhân công hái được khoảng 100kg ấu, thu nhập bình quân 150.000 - 200.000 đồng. Số hộ khác thì chuyên mua ấu tươi về nấu chín, vận chuyển đi bán ở TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Theo đó, giá 1 lít ấu nấu chín từ 10.000-12.000 đồng, tính ra mỗi giạ lời khoảng 120.000 đồng. Ngoài ra, ấu non được tách vỏ sẵn, tẩm muối, đường gói trong bọc hấp chín cũng là món ăn được rất nhiều người ưa thích.

Thời gian qua, nghề trồng ấu cũng giải quyết được vấn đề lao động nông thôn. Người dân trong nghề mong chính quyền địa phương quan tâm đến việc lai tạo giống ấu, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, cách phòng bệnh trên loại cây này và tạo điều kiện cho sản phẩm đến với thị trường, tiêu thụ thuận lợi hơn.


Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra đến năm 2020 định hướng đến năm 2025

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Quyết định số 1046/QĐ-UBND.HC về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (QĐ 1046).

21/10/2015
Nhạy bén làm kinh tế gia đình Nhạy bén làm kinh tế gia đình

Cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, nhất là nhạy bén lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp đã giúp gia đình ông Trần Văn Hon, ở ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ luôn có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm.

21/10/2015
Tàu dịch vụ, động lực cho nghề cá phát triển Tàu dịch vụ, động lực cho nghề cá phát triển

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KT&BVNLTS) tỉnh Ninh Thuận, tính trong hơn 9 tháng qua, toàn tỉnh khai thác hải sản đạt sản lượng 66.730,6 tấn, đạt 92,68% kế hoạch năm và tăng 99,75% so với cùng kỳ năm trước.

21/10/2015
Lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm

Theo Sở TN-MT, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện khoảng 543.000m2 đất rừng phòng hộ ven biển, đất bãi bồi ven biển, ven sông… trong tỉnh Phú Yên bị lấn chiếm để làm hồ nuôi tôm. Công tác xử lý thiếu kiên quyết nên số diện tích đất rừng bị lấn chiếm ngày càng nhiều và phức tạp hơn.

21/10/2015
Nghề lưới vây trúng đậm cá ngừ Nghề lưới vây trúng đậm cá ngừ

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng) cho biết, từ đầu tháng 9-2015 đến nay, nhiều ngư dân làm nghề lưới vây đánh cá tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển miền Trung đã trúng đậm cá ngừ sọc dưa, ngừ vây vàng, ngừ mắt to.

21/10/2015