Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng

Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng
Ngày đăng: 15/04/2013

Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn xã Lương Hòa (Giồng Trôm) thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1962, ở ấp Phong Điền, thí điểm thành công mô hình trồng dưa gang, đạt hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

Gia đình ông Trung có 2,2 công đất sản xuất lúa, mỗi năm sản xuất 3 vụ nhưng không có hiệu quả kinh tế, năng suất không cao. Với suy nghĩ “có chí làm quan, có gan làm giàu”, ông Trung mạnh dạn cải tạo diện tích sản xuất lúa truyền thống lên bờ trồng dưa gang.

Ông trồng được hai vụ dưa gang từ khoảng cuối tháng 9 đến khoảng đầu tháng 3 âm lịch, có lợi nhuận khá. Ông Trung cho biết, đất ở đây làm lúa quanh năm, nhưng năng suất không cao, bán giá rẻ.

Làm lúa không khá, cần chuyển đổi cây trồng cải tạo đất sản xuất mới có hiệu quả. Lúc bắt đầu thực hiện mô hình trồng dưa gang, nhiều hộ dân trong vùng e ngại vì dưa gang đầu ra không nhiều, sức mua thấp.

Nhưng thực tế, sau 2 tháng rưỡi, thu hoạch vụ dưa đầu tiên, các thương lái tìm đến nhà để thu mua. Ông Trung thu về trên 20 triệu đồng từ 2,2 công dưa gang, hơn hẳn việc trồng lúa trước đó.

“Trái dưa gang có mùi thơm, tính hàn, tốt cho sức khỏe, thích hợp trồng trong mùa nắng, môi trường nước ngọt, lợ hay mặn đều có thể thích nghi. Dưa gang dễ chăm sóc, không tốn nhiều chi phí như lúa nhưng hiệu quả hơn nhiều” - ông Trung cho biết.

Với 2,2 công dưa gang, ông Trung đã thu hoạch gần 5 tấn dưa thịt (hiện còn chờ hái đợt cuối), trung bình 4.000 đồng/kg. Từ kết quả trồng dưa gang của hộ ông Trung, nhiều hộ dân ở Lương Hòa cũng bắt đầu chuyển đổi dần đất lúa nông nghiệp.

Bên cạnh việc trồng dưa gang mùa nắng, khi mưa xuống, ông Trung trồng các loại rau màu như bí đỏ lấy đọt, bí xanh... Từ ý chí và sự mạnh dạn thay đổi phương thức sản suất, gia đình ông Trung đã khấm khá, đời sống ổn định, chi tiêu thoải mái hơn. Ông có điều kiện tích góp mua bò phát triển thêm kinh tế gia đình.

Nói thêm về kỹ thuật chăm sóc dưa gang, ông chia sẻ: Thời gian sản xuất ngắn, thường là 2 tháng rưỡi từ ngày gieo cho đến ngày hái trái. Trồng dưa gang chỉ tốn công tưới, ngày hai lần, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, ít chi phí phân thuốc như các loại hoa màu khác, thường xuyên thăm và phun thuốc trừ sâu nếu có.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp bón phân vi sinh và phân chuồng trên diện tích đất sản xuất. Năng suất dưa rất cao, có trái 4kg trở lên mà không bỏ trái trên mỗi chèo (nhánh), trung bình một dây có thể cho 7 trái, độ dẻo vẫn được đảm bảo.

Việc luân phiên canh tác chuyển đổi cây giống đã góp phần cải tạo đất, mầm bệnh hạn chế lưu dẫn gây ảnh hưởng năng suất cây trồng cho mùa vụ sau.

Ông Trung là thành viên Tổ rau màu an toàn của xã. Qua đó, ông tích lũy nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ trong quá trình sản xuất phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng.

Đánh giá mô hình trồng dưa gang của ông, ông Trần Văn Thọ - Tổ trưởng Tổ rau màu cho biết: Mô hình dưa gang của chú Trung đạt hiệu quả kinh tế. Đặc biệt trong tình hình nắng nóng, nước mặn như hiện nay, dưa gang là cây giống thích hợp, có thể thích nghi với nước mặn.

Mô hình có thể nhân rộng để phát huy hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Phòng Chống Dịch Bệnh Cá Tra Đẩy Mạnh Phòng Chống Dịch Bệnh Cá Tra

Từ năm 2014 đến nay, dịch bệnh trên cá tra đã xuất hiện tại 67 xã thuộc 19 huyện của 4 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang, với tổng diện tích bị bệnh trên 730 ha (chiếm 12% tổng diện tích nuôi cá tra cả nước).

22/01/2015
Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá

Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.

22/01/2015
Hạ Thủy Tàu Cá Thay Thế Tàu Bị Trung Quốc Đâm Chìm Hạ Thủy Tàu Cá Thay Thế Tàu Bị Trung Quốc Đâm Chìm

Ngày 21-1, gia đình bà Huỳnh Thị Như Hoa (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) tổ chức lễ hạ thủy tàu cá ĐNa 90657 TS - thay thế tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26-5-2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

22/01/2015
Tôm Hùm Giống Ở Bình Định Được Mùa, Được Giá Tôm Hùm Giống Ở Bình Định Được Mùa, Được Giá

Tại xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), trong những ngày này, cứ tầm 7 - 8 giờ sáng hàng ngày, lần lượt các ghe máy, thuyền thúng sau một đêm “săn” THG lại cập bến. Ngư dân Nguyễn Văn Hải chỉ vào xô nhựa đang đựng nửa lằm (50 con) THG, cho biết: “Hổm rày THG xuất hiện dày ở quanh các đảo nên ai cũng trúng, có người trúng 1 - 2 lằm/đêm, còn trúng nửa lằm như tui thì đếm không xuể”.

22/01/2015
Quảng Ngãi Chi Hơn 140 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Ngư Dân Quảng Ngãi Chi Hơn 140 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Ngư Dân

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2014 đã thực hiện chi hỗ trợ cho 1.021 lượt tàu cá của ngư dân trong tỉnh theo Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí hơn 140 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ nhiên liệu 137,5 tỷ đồng, kinh phí còn lại là hỗ trợ mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên và máy thông tin liên lạc.

22/01/2015