Trồng 15 Ha Cây Đại Táo Theo Hướng VietGap

UBND huyện Bảo Yên đã có quyết định phê duyệt dự án phát triển cây đại táo theo hướng VietGap.
Theo quyết định này, trong 2 năm (2014 – 2015), huyện Bảo Yên sẽ trồng 15 ha cây đại táo theo hướng VietGap tại xã Bảo Hà. Giống đại táo do Viện Cây lương thực - cây thực phẩm nghiên cứu chọn tạo, hiện đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận.
Đến nay, huyện Bảo Yên đã trồng được 5 ha, với 46 hộ dân tham gia. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Cây lương thực - cây thực phẩm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án. Hiện, cây phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Dự kiến cuối năm 2015, toàn bộ diện tích bắt đầu cho thu hoạch.
Theo tính toán, thu nhập bình quân từ trồng cây đại táo đạt gần 250 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí lãi khoảng 80 - 100 triệu đồng/ha/năm.
Nguồn bài viết: http://www.baolaocai.vn/3-0-28579/bao-yen-trong-15-ha-cay-dai-tao-theo-huong-vietgap.aspx
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 8, Chính phủ Thái cũng đấu thầu cung cấp 167.000 tấn gạo, nhưng số gạo được bán ra chỉ đạt 73.000 tấn, do giá thầu nhận được thấp hơn giá sàn quy định.

LTS: Dù là nước nông nghiệp nhưng mỗi năm Việt Nam phải tốn hàng trăm triệu USD để nhập khẩu hạt giống, con giống. Từ giống heo, gà, bò… đến hạt giống lúa, bí bầu, cà chua… đều phải nhập và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Phạm Văn Tâm cho rằng, khoai lang tím Nhật năm nay mất giá hơn năm trước do khó khăn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ông Võ Công Khương, chủ một gia trại chuyên nuôi gà lấy trứng ở thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước), nhớ lại: “Những năm trước đây, thị trường tiêu thụ gia cầm dẫu có biến động xấu cũng chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng là bình ổn trở lại.