Trồng 1.000 hécta siêu cao lương vào năm 2016

Hiện đang có 50 hécta cây siêu cao lương trồng thử nghiệm tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai và 4 điểm do người dân trồng tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch... bắt đầu cho thu hoạch và dự kiến đều đạt năng suất tốt.
Theo báo cáo của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học, với điều kiện trồng trên đất cây bắp không sống được, cây siêu cao lương vẫn sinh trưởng tốt, năng suất dự kiến đạt khoảng 96,4 tấn/hécta/lần thu hoạch đầu.
Với chi phí đầu tư hơn 37 triệu đồng/hécta và mức giá sàn thu mua công ty đưa ra là 600 đồng/kg thì lợi nhuận lần thu hoạch đầu tiên đạt gần 21 triệu đồng/hécta.
Tại 4 điểm do người dân trồng thử nghiệm trên đất trồng bắp, năng suất dự kiến đạt 120 tấn/hécta/lần đầu thu hoạch. Với diện tích thử nghiệm 0,5 hécta/điểm, chi phí đầu tư trên 21 triệu đồng, nông dân đạt lợi nhuận gần 29 triệu đồng/lần đầu thu hoạch.
Do đặc điểm của cây siêu cao lương trồng 1 lần được 3 lần thu hoạch nên những con số trên chỉ là kết quả ban đầu vì phải chờ thu hoạch cả 3 đợt mới tính được tổng lợi nhuận từ 1 hécta cây trồng này.
Theo kế hoạch, trong năm 2016, Công ty Sol Holding Việt Nam sẽ phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học phát triển thêm 1 ngàn hécta cây trồng này tại Đồng Nai. Phía doanh nghiệp sẽ hợp tác với nông dân theo hướng cung cấp hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá ổn định.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh thăm cánh đồng trồng siêu cao lương bắt đầu cho thu hoạch tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đánh giá cao hiệu quả ban đầu của mô hình trồng siêu cao lương và yêu cầu Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai và Trung tâm Khuyến công tỉnh tiếp tục theo dõi và có báo cáo đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế của cây trồng mới này.
Từ thực tế đó sẽ xây dựng quy trình kỹ thuật trồng siêu cao lương phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đồng Nai, đặc biệt là vấn đề phòng, chống sâu bệnh.
Với kế hoạch nhân rộng thêm 1 ngàn hécta siêu cao lương trên địa bàn tỉnh trong năm 2016, Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học và doanh nghiệp cần triển khai sớm cho dân để chủ động mùa vụ.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

Để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch bãi giống, bãi đẻ thì việc tái tạo nguồn lợi thủy sản đang được quan tâm.

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.

Tại các chợ, giá thịt heo cũng tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg. Theo các thương lái chuyên mua heo giết mổ đưa về các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh, khả năng giá heo hơi sẽ còn tiếp tục giữ mức cao trong một vài tuần tới.

Theo tính toán của các hộ trồng ớt, sau 2 tháng trồng ớt sẽ bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch liên tục từ 4 đến 5 tháng, sản lượng đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, thu nhập bình quân của mỗi ha ớt đạt từ 175 đến 220 triệu đồng (đã trừ chi phí). Với lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những cây trồng khác nên huyện Yên Định đang chỉ đạo các xã rà soát để mở rộng diện tích trồng ớt trong thời gian tới.