Trồng 1.000 hécta siêu cao lương vào năm 2016

Hiện đang có 50 hécta cây siêu cao lương trồng thử nghiệm tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai và 4 điểm do người dân trồng tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch... bắt đầu cho thu hoạch và dự kiến đều đạt năng suất tốt.
Theo báo cáo của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học, với điều kiện trồng trên đất cây bắp không sống được, cây siêu cao lương vẫn sinh trưởng tốt, năng suất dự kiến đạt khoảng 96,4 tấn/hécta/lần thu hoạch đầu.
Với chi phí đầu tư hơn 37 triệu đồng/hécta và mức giá sàn thu mua công ty đưa ra là 600 đồng/kg thì lợi nhuận lần thu hoạch đầu tiên đạt gần 21 triệu đồng/hécta.
Tại 4 điểm do người dân trồng thử nghiệm trên đất trồng bắp, năng suất dự kiến đạt 120 tấn/hécta/lần đầu thu hoạch. Với diện tích thử nghiệm 0,5 hécta/điểm, chi phí đầu tư trên 21 triệu đồng, nông dân đạt lợi nhuận gần 29 triệu đồng/lần đầu thu hoạch.
Do đặc điểm của cây siêu cao lương trồng 1 lần được 3 lần thu hoạch nên những con số trên chỉ là kết quả ban đầu vì phải chờ thu hoạch cả 3 đợt mới tính được tổng lợi nhuận từ 1 hécta cây trồng này.
Theo kế hoạch, trong năm 2016, Công ty Sol Holding Việt Nam sẽ phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học phát triển thêm 1 ngàn hécta cây trồng này tại Đồng Nai. Phía doanh nghiệp sẽ hợp tác với nông dân theo hướng cung cấp hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá ổn định.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh thăm cánh đồng trồng siêu cao lương bắt đầu cho thu hoạch tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đánh giá cao hiệu quả ban đầu của mô hình trồng siêu cao lương và yêu cầu Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai và Trung tâm Khuyến công tỉnh tiếp tục theo dõi và có báo cáo đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế của cây trồng mới này.
Từ thực tế đó sẽ xây dựng quy trình kỹ thuật trồng siêu cao lương phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đồng Nai, đặc biệt là vấn đề phòng, chống sâu bệnh.
Với kế hoạch nhân rộng thêm 1 ngàn hécta siêu cao lương trên địa bàn tỉnh trong năm 2016, Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học và doanh nghiệp cần triển khai sớm cho dân để chủ động mùa vụ.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thú y Hà Nội vừa tiến hành thẩm định cơ sở an toàn dịch bệnh tại trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Việt Hưng, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây.

Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi thỏ Newzealand cho 30 hộ dân tại các xã: Chiên Sơn, Quế Sơn, Cẩm Đàn với tổng kinh phí 250 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.

An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhậpvào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó.

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao lên tới 38 - 39oC nếu kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng, năng suất thịt của đàn lợn.