Trời Mưa Rét, Rau Tăng Giá Mạnh

Tại Quảng Nam, khác với thời điểm này năm trước, rau rẻ như bèo, nhiều hộ trồng rau không muốn thu hoạch. Nhưng năm nay, các loại rau, củ quả đều trong tình trạng cháy hàng.
Cụ thể giá rau tại các chợ như rau ngót trước đây 3.000-4.000đ/bó nay tăng lên 6.000 đ/bó; cải bẹ, cải thìa, xà lách 8.000đ/kg tăng lên 15.000đ/kg; rau muống 4.000 tăng 6.000đ/bó; rau húng tăng gấp đôi, lên 80.000đ/kg, rau quế tăng lên 50.000đ/kg…
Còn các loại rau củ quả từ Đà Lạt về cũng tăng như cà chua tăng 2.000đ/kg, súp lơ tăng 5.000đ/kg, cải thảo, bắp cải tăng 5.000đ/kg.
Đang thu hoạch ruộng củ cải, bà Lê Thị Hồng, thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình phấn khởi: “Bữa ni bán sướng lắm chú ơi! Loại mô cũng tăng gần gấp đôi, có loại tăng gấp 3, gấp 4 lần. Tui trồng 3 sào rau, hằng ngày thương lái đến đặt hàng liên tục, chứ không như trước phải đem đi chợ bán”.
Chị Nhung, một thương lái thu gom rau đưa lên TP Tam Kỳ bán cũng phải xắn tay nhổ rau cùng bà Hồng, nói: “Cách đây 2 tháng rau nhiều vô kể, tui ra ruộng chọn loại ngon mới mua. Nay rau khan hiếm phải xuống tận ruộng nhổ mới có hàng bỏ cho các mối”.
Được biết, tại vùng rau này năm ngoái, do nhiều người trồng rau dẫn đến bán không ai mua, nên vụ này diện tích giảm mạnh. Phần nữa, nguyên nhân chính là thời tiết năm nay khắc nghiệt, mưa kéo dài, khiến rau phát triển chậm, nhiều hộ dân bỏ đất trống..., nên dẫn tới tình trạng khan hiếm, đẩy giá tăng cao.
Có thể bạn quan tâm

“Chúng ta đã khuyến khích, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, làm giàu trên chính khu vườn, mảnh ruộng quê hương mình. Điều đó thật sự có ý nghĩa về nhiều mặt, là chiến lược, là mục đích xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo” – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo NTM tỉnh Võ Kim Cự khẳng định.

Trước áp lực của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “dọa” đóng cửa nhà máy nếu áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm mới từ ngày 1-1-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chủ trương cho phép lùi thời gian áp dụng quy định này.

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Như vậy, dù bị tác động của nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa vẫn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng đã đặt ra.

Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.