Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trở Thành Triệu Phú Từ 2 Cây Bưởi Da Xanh

Trở Thành Triệu Phú Từ 2 Cây Bưởi Da Xanh
Ngày đăng: 04/11/2013

Quê ở Bến Tre - vùng đất có nhiều loại trái cây nổi tiếng, đến vùng đất mới xã Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lập nghiệp, bốn anh em nhà ông Võ Xuân Sơn đem theo hành trang quý giá là 2 cây bưởi da xanh. Để rồi hôm nay, anh em ông Sơn trở thành triệu phú từ 2 cây bưởi da xanh ấy.

Ông Sơn cho biết: “Cách đây 7-8 năm, về quê ở Bến Tre, trở lại Thuận Phú tôi mang theo 2 cây bưởi giống trồng thử. Thấy phát triển tốt, cho nhiều trái nên tôi bắt đầu nhân giống. Đến nay vườn bưởi nhà tôi đã có 100 gốc”.

Theo chân ông Sơn, chúng tôi ra vườn bưởi rợp bóng mát bởi những tán lá xanh non mượt mà, xòe rộng, sai trái căng tròn... mới thấy hết tâm huyết và công sức của gia đình ông bỏ ra từ khi trồng đến lúc thu hoạch. Ông Sơn chia sẻ: “Để có bưởi đẹp, bán được giá như hiện nay, mỗi chùm chỉ nên để lại 1 trái, nhiều cỡ lớn nhỏ khác nhau. Như vậy cây mới đủ chất dinh dưỡng để nuôi trái to, bóng, đẹp, chất lượng”.

Vườn bưởi nhà ông Sơn cũng như hơn 400 gốc bưởi của 3 người em trai, đều sạch sẽ, thoáng mát và ngay hàng thẳng lối, cây nào cũng cho trái to, đều, mỗi gốc cách nhau 3m. Khi mới trồng, cách 2-3 ngày tưới nước 1 lần. Khi cây trưởng thành cho trái, mỗi tuần tưới 1 lần. Hàng năm đều bồi đất để giúp mát gốc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Bưởi da xanh là một trong những loại trái cây được thị trường ưa chuộng, bởi chất lượng, dinh dưỡng, vị ngọt thanh, trái to, màu sắc đẹp. Ông Sơn cho biết thương lái đến tận vườn mua bưởi chuyển đi các tỉnh Gia Lai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh... 100 gốc bưởi da xanh, với giá bán trung bình bưởi loại 1 từ 30 đến 40 ngàn đồng/kg, bưởi loại 2 từ 20 đến 25 ngàn đồng/kg... sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình ông Sơn lãi gần 200 triệu đồng.

Ông Võ Văn Nghĩa, em trai ông Sơn cho biết: “Để có vườn bưởi da xanh 200 gốc như hiện nay, tôi phải tự học trên sách báo và xuống Bến Tre tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc. Đất ở đây rất tốt nên trái bưởi to, nhiều nước và ngọt hơn so với trồng ở những nơi khác trên địa bàn tỉnh”.

Ông Nghĩa cho biết thêm: “Muốn trồng bưởi đạt hiệu quả cao, ngoài chọn giống và có thổ nhưỡng phù hợp còn phải có kỹ thuật chăm sóc tốt. Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian, nhưng phải đúng quy trình. Trung bình cách 2,5 tháng bón phân một lần, bình quân mỗi gốc bón 300g hỗn hợp phân urê, lân và kali. Đến khi cây có trái non bón ít phân kali, ưu tiên cho phân lân và urê. Đến lúc trái lớn tăng phân kali giúp cho trái đẹp, vỏ mỏng, da bóng và tăng độ ngọt. Ngoài ra, mỗi năm một lần, bón thêm 10-15kg phân chuồng vào đầu mùa mưa để đất tơi xốp, bổ sung thêm chất dinh dưỡng. So với các loại cây khác, bưởi da xanh ít bị bệnh, chủ yếu là do sâu vẽ bùa ăn hại lá non, nên ngoài bón phân thì kết hợp phun thuốc trừ sâu. Đến khi cây có bông phải phun thuốc dưỡng bông, dưỡng trái”.

Nhiều năm trước, người dân trong vùng không ai nghĩ có thể trồng được bưởi da xanh ở đây. Và hôm nay, nhiều hộ dân ở xã Thuận Phú đã học theo mô hình của anh em nhà ông Sơn, chọn bưởi da xanh để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở ra hướng đi mới cho những người trồng cây ăn trái.

Bưởi da xanh có điểm đặc biệt là dù chín hay xanh đều giữ sắc vỏ xanh. Tép bưởi đều, dễ tróc, có màu hồng, hương vị ngọt, thơm ngon.

Thời gian qua, trong khi giá cả nhiều loại trái cây lên xuống thất thường nhưng giá bưởi da xanh luôn ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.

12/11/2014
Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.

12/11/2014
Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014