Trở thành triệu phú nhờ... liều

Nhưng càng về những năm sau này, anh Tuấn càng tự tin hơn khi nói: “Ngày ấy không liều thì đâu có được cơ ngơi như hôm nay”.
Anh Lê Anh Tuấn sinh ra ở đất thuần nông, xã Khánh Ninh, huyện Yên Khánh. Như bao gia đình khác trong vùng, vợ chồng anh chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Hết thời vụ, vợ chồng lại đi làm thuê cho các xưởng làm gạch. Năm 2001, anh Tuấn mạnh dạn đấu thầu hơn 0,6ha đất công ích của xã làm chuồng trại chăn nuôi lợn, đào ao thả cá.
Do vẫn duy trì cách chăn nuôi nhỏ lẻ, tạm bợ nên lợn bị bệnh, dịch hết đợt này đến đợt khác, nhiều khi bỏ trống chuồng cả nửa năm. Anh Tuấn rút ra bài học, muốn chăn nuôi hiệu quả thì phải đầu tư xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn và phải đi học. “Nghĩ là làm, một mặt vợ chồng tôi mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư xây dựng trang trại, hệ thống xử lý chất thải. Bản thân tôi tích cực tham gia các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn ngày về kỹ thuật chăn nuôi thú y…”- anh Tuấn nhớ lại. Từ khi có kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại khang trang, hạn chế ô nhiễm chất thải, đàn lợn rất ít bị dịch bệnh. Ban đầu nuôi 20 - 30 con lợn thịt, các lứa sau thấy có lãi, anh chị mạnh dạn đầu tư nuôi thêm lợn nái và tăng số lượng lợn thịt.
Hiện, đàn lợn trong trang trại của vợ chồng anh Tuấn đã lên đến gần 400 con, trong đó có 60 lợn nái. Bình quân mỗi tháng, trang trại cung cấp ra thị trường hơn 4 tấn lợn thịt. Lợn nái không chỉ đáp ứng đủ con giống cho trang trại của gia đình anh Tuấn mà còn cung cấp lợn giống cho các hộ chăn nuôi khác trong vùng. Với doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, lãi ròng mỗi năm hơn 100 triệu đồng, vợ chồng anh Tuấn không chỉ trả được 300 triệu đồng khoản vay ngân hàng mà con xây được ngôi nhà khang trang, mua sắm những vật dụng đắt tiền và cho con cái ăn học đàng hoàng.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..

Theo lý giải của những người am hiểu thị trường thit heo, hiện tượng Trung Quốc tăng nhập khẩu heo nhiều mỡ đơn thuần là lý do kinh tế.

Sau đợt dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Cầu và Thị xã trong tháng 2 và tháng 3.2013 (khiến khoảng 5.000 con gà, vịt bị chết hoặc bị tiêu huỷ), đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn khá ảm đạm.

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.